ClockThứ Tư, 02/05/2018 22:37

Gắn kết bằng “cầu nối” văn hóa

TTH - Điều mà Festival Huế đã làm được như nhiều Đại sứ quán đánh giá, là tạo sự gắn kết giữa người dân với nhau thông qua “cầu nối” văn hóa.

Festival Huế 2018 dưới góc nhìn của nghệ sĩ quốc tếFestival Huế 2018: Ngập tràn cảm xúc lễ hộiKhai mạc Festival Huế 2018: Lung linh sắc màu văn hóaTour đầu Festival Huế 2018: Công chúng hài lòngCác chương trình không bán vé tại Festival Huế 2018

Giữ “hồn văn hóa truyền thống”

Festival Huế 2018 đã khép lại, để lại nhiều “lắng đọng” khó phai đối với du khách và công chúng. Có một du khách đến xem lễ hội đường phố chia sẻ, chỉ cần đến Festival Huế là đã được “đi du lịch” nhiều nước trên thế giới.

Điệu múa truyền thống Sri Lanka gửi đến khán giả Festival Huế 2018

Khởi đầu từ năm 1992 bằng Festival Việt – Pháp, giữa TP. Huế và Codev (Pháp), Huế đã sớm hình thành ý tưởng tổ chức một festival với quy mô lớn hơn, chất lượng cao hơn. Đến năm 2000, Chính phủ đã có quyết định cho phép tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Ðại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức Festival Huế lần đầu tiên. Từ kỳ đầu tiên cho đến kỳ thứ 10 này, kết quả mà Festival Huế mang lại khó có một con số chính xác để phản ánh. Theo Ban tổ chức (BTC) Festival Huế 2018, điều quan trọng nhất của Festival Huế tạo dựng được chính là diễn đàn giao lưu Nhân dân, cầu nối để các quốc gia “xích” lại gần nhau thông qua văn hóa và nghệ thuật.

Ông Huỳnh Tiến Đạt, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Festival Huế, Phó Trưởng ban Thường trực, BTC chức Festival Huế 2018 cho hay, qua mỗi kỳ, dù có sự thay đổi về các quốc gia tham dự cũng như các loại hình nghệ thuật ca, múa, nhạc nhưng một điều vẫn được giữ nguyên vẹn và sẽ mãi không thay đổi, đó là dù bất kể loại hình nào thì nghệ thuật truyền thống vẫn là chủ đạo, chiếm đa số các đoàn tham dự. “Vì sao không thay đổi bằng nghệ thuật đương đại nhiều hơn, đã được nhiều người đặt vấn đề. BTC khẳng định, nghệ thuật, văn hóa truyền thống chính là “hồn cốt”, nền tảng của mỗi đất nước và hiệu quả lâu dài không có gì bằng giao lưu bằng truyền thống”, ông Huỳnh Tiến Đạt nói.

Phó Đại sứ Vương quốc Bỉ tại Việt Nam, bà Anke Van Lancker cho biết, dù đã ba lần tham gia Festival Huế, Đại sứ quán vẫn mong muốn đưa đoàn cà kheo quay trở lại lần thứ tư. Điều mà Đại sứ quán Bỉ mong muốn, công chúng đến với Festival Huế biết ở Bỉ có một loại hình di chuyển đặc trưng, lâu dần trở thành văn hóa riêng biệt. Với sự tham gia này, hy vọng sẽ gây sự tò mò và du khách đến với Bỉ nhiều.

Bà Hasathi Vrugodawatte Dissanayake, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Sri Lanka tại Việt Nam chia sẻ về một kỷ niệm tại kỳ Festival Huế 2016 mà bà từng tham dự. Bà nhớ lại, trong nhiều đoàn nghệ thuật biểu diễn tại năm 2016, bà rất ấn tượng với một đoàn nghệ thuật Pháp diễu hành con rối trên đường phố. Đó là lần đầu bà biết loại hình nghệ thuật độc đáo này. Hôm đó, bà đã hòa vào dòng người để đi theo con rối và chụp hơn 400 bức ảnh, một kỷ lục cho một sự kiện bà từng tham dự.

Festival Huế 2018, Sri Lanka mang đến đoàn nghệ thuật múa truyền thống. Bà Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền cho hay, Đại sứ quán mong muốn công chúng biết đến nền văn hóa giàu có của đất nước Sri Lanka. Những bạn tham gia biểu diễn đa số là giới trẻ, họ sử dụng mạng xã hội để truyền tải về Festival Huế ở quê hương, nhiều người sẽ biết đến Huế. Các sự kiện thông qua Đại sứ quán đưa các đoàn nghệ thuật đi biểu diễn quốc tế luôn có sự theo dõi, đưa tin của truyền thông ở Sri Lanka, đây cũng là kênh để thông tin về sự giao lưu của nhiều quốc gia; trong đó, có Việt Nam và Sri Lanka.

Gắn kết tình hữu nghị

Tối 29/4, dòng người “đổ” về sân khấu Bia Quốc Học để nghe ca sĩ “Noa” đến từ đất nước Israel biểu diễn. Sau đêm nhạc thành công ngoài mong đợi, ông Nadav Eshcar, Đại sứ Israel tại Việt Nam chia sẻ, rất tuyệt vời khi mang đến Festival Huế một giọng ca nổi tiếng để chào mừng 25 năm thiết lập mối quan hệ giữa hai đất nước Israel và Việt Nam. Âm nhạc không biên giới, không phân biệt tiếng nói, màu da, thông qua âm nhạc, văn hóa là con đường kết nối con người hiệu quả nhất. Điều mà Đại sứ quán đã thực hiện tốt trong lần tham gia Festival Huế 2018 này.

“Tôi rất bất ngờ vì một thành phố nhỏ như Huế lại có thể tổ chức một Festival lớn như thế. Các nghệ sĩ khi đến đây tham gia biểu diễn sẽ thấu hiểu thêm các nền văn hóa khác nhau. Điều quan trọng nhất mà Festival Huế làm được, không những thế còn rất thành công, đó là thông qua lễ hội, giao lưu văn hóa, thúc đẩy đoàn kết các nước với nhau, đặc biệt, góp phần xây dựng hòa bình thế giới”, bà Hasathi Vrugodawatte Dissanayake nhận định.

Có một chia sẻ mà tôi thấy cần thiết là trong khuôn khổ Festival Huế cần tổ chức thêm các không gian, sân khấu để các loại hình nghệ thuật truyền thống giữa các nước có sự đồng đều, cùng tham gia biểu diễn chung. Khi đó, diễn đàn Festival Huế trở nên hấp dẫn hơn. Đây cũng là cơ hội để vẻ đẹp TP. Huế lan tỏa, văn hóa truyền thống Huế nói riêng và Việt Nam nói chung thêm phần tôn vinh.

Bà Hasathi Vrugodawatte Dissanayake chia sẻ: “Ở Sri Lanka có một thành phố tên gọi là Tuổi Trẻ, có hệ thống di sản được UNESCO công nhận như ở Huế. Lần tham dự lần này, tôi sẽ làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, để hai thành phố thiết lập mối quan hệ hợp tác lâu đài. Về phía Sri Lanka, sẽ tăng cường các sự kiện để mời thanh niên từ Việt Nam sang trao đổi văn hóa, thắt chặt tình đoàn kết giữa hai quốc gia, như sự kiện văn hóa ở Sri Lanka gần đây có 5 thanh niên Việt Nam sang tham gia.

Phó Đại sứ Vương quốc Bỉ, bà Anke Van Lancker gửi gắm, đoàn nghệ thuật cà kheo của Bỉ đến Huế được tán thưởng như những “ngôi sao” sáng. Đại sứ quán mong muốn đưa văn hóa Bỉ đến gần hơn với Việt Nam và ngược lại. Những lần sau, Đại sứ quán sẽ đưa nhiều đoàn nghệ thuật đến với Festival Huế.

Bài, ảnh: Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Phát triển du lịch thông qua liên kết công nghiệp văn hóa

Nguồn tài nguyên văn hóa phong phú của Huế chính là nguồn lực quan trọng để phát triển du lịch, góp phần đưa du lịch Cố đô trở thành tiềm năng lớn của nền công nghiệp văn hóa. Trong mối liên kết để phát triển, Huế đang có kế hoạch triển khai nhiều giải pháp để phát triển công nghiệp văn hóa gắn với các sản phẩm du lịch.

Phát triển du lịch thông qua liên kết công nghiệp văn hóa
Return to top