Thể thao
Tứ kết EURO 2020: Thụy Sĩ – Tây Ban Nha (23h00 ngày 2/7)

Giấc mộng còn dang dở

ClockThứ Năm, 01/07/2021 14:07
TTH.VN - Về mặt danh tiếng, Thụy Sĩ đương nhiên không thể sánh bằng Tây Ban Nha. Nhưng sau khi chứng kiến những gì Thụy Sĩ đã thể hiện trước nhà ĐKVĐ thế giới Pháp, không một đội bóng nào có thể coi thường thầy trò Vladimir Petkovic.

“Tồn tại hay không tồn tại?”Pháp chứng minh giá trị đích thựcKhi “quỷ” hiện hìnhLốc cam sẽ càn quétSắc màu EUROCái nhìn tổng thể về các đội tuyển ưu tú nhất lục địa già

Với tâm lí được cởi bỏ, Morata và các đồng đội hy vọng sẽ tiễn Thụy Sĩ về nước.- Ảnh Internet

Nhưng để tiếp tục câu chuyện cổ tích, Thụy Sĩ cần phải vượt qua một cửa ải khó khăn khác mang tên Tây Ban Nha.

Thụy Sĩ cùng CH Séc đã tạo ra 2 cơn địa chấn lớn nhất giải đấu tính đến thời điểm hiện tại. Trong khi Séc có được thắng lợi thuyết phục 2-0 trước cơn lốc Hà Lan sau khi tận dụng rất tốt lợi thế hơn người thì Thụy Sĩ cho thấy được tinh thần bất khuất trước đội tuyển Pháp hùng mạnh. Tưởng chừng như đội bóng xứ sở đồng hồ đã gục ngã sau khi chứng kiến siêu phẩm nâng tỉ số lên 3-1 nghiêng về Gà trống Gaulois của Pogba nhưng với những pha lập công của Seferovic và Gavranovic chỉ trong vòng 10 phút thi đấu chính thức cuối cùng, Thụy Sĩ đã buộc Pháp phải bước vào loạt "đấu súng" định mệnh. Và thủ thành Sommer đã biến thành người hùng dân tộc khi khiến Mbappe là người duy nhất sút hỏng trong 10 người đá đầu tiên. Thậm chí đội trưởng của Thụy Sĩ còn đứng hình mất vài giây mới chạy đi ăn mừng. Có lẽ Sommer lúc đó vẫn chưa thể tin được đội bóng của mình vừa “gạt giò” thành công ứng cử viên số 1 cho chức vô địch.

Thắng lợi của Thụy Sỹ đối với làng túc cầu cũng sẽ được nhớ đến như một trong những câu chuyện truyền cảm hứng mạnh mẽ nhất, về một đội tuyển không có nhiều ngôi sao, không sở hữu lịch sử hào nhoáng nhưng đã có tên trong danh sách 8 đội tuyển mạnh nhất EURO bằng tinh thần chiến đấu và nguồn năng lượng dồi dào.

Tuy nhiên, Thụy Sĩ cần phải tập trung bởi thử thách ở tứ kết đang chờ đợi họ là Tây Ban Nha. La Roja sau 2 trận đấu đầu tiên có phần chệch choạc đã bắt đầu cho thấy dấu hiệu nóng máy trở lại, đặc biệt là hàng công đã lấy lại được sự tự tin. Chỉ trong 2 trận gần nhất, hàng công Tây Ban Nha đã "nổ súng" tới 10 lần nên chắc chắn họ là đối thủ khiến Thụy Sĩ phải đề phòng không kém gì Pháp. Cá nhân Alvaro Morata cũng đã dần lấy lại được sự tự tin vốn có. Dù bị chỉ trích rất nhiều nhưng chính tiền đạo thuộc biên chế Juventus đã vượt qua để là người ghi bàn thắng giúp La Roja vượt lên trong hiệp phụ ở trận đấu với Croatia. Hàng tấn công đang cho thấy sức mạnh đáng sợ nhưng hàng thủ lại đang là nỗi lo của người Tây Ban Nha sau trận đấu vừa qua.

Rõ ràng, sự thiếu vắng của công thần Sergio Ramos đã để lại một hậu quả vô cùng lớn khi sự kết hợp giữa tân binh Laporte cùng các nhân tố trẻ như Pau Torres hay Eric Garcia không thể hiện được sự chắc chắn cần thiết, cùng với đó là khả năng chỉ huy còn khá hạn chế của trung vệ đang khoác áo Man City. Ở trong khung thành, vị trí của Unai Simon ít nhiều bị lung lay sau pha khống chế bóng cực kì nghiệp dư biếu không cho Croatia bàn mở tỉ số. Nhưng trách nhiệm sau cùng phải thuộc về HLV Luis Enrique. Ngoài việc bị chỉ trích khi không gọi Ramos lên tuyển hay bỏ xó De Gea lên băng ghế dự bị, cựu HLV Barcelona thường tỏ ra thiếu kinh nghiệm trong việc thay đổi nhân sự sao cho phù hợp với diễn biến trên sân. Ví dụ rõ ràng nhất là khi đang dẫn Croatia đến 3-1 khi trận đấu chỉ còn 10 phút cuối, Enrique đã không đưa Rodri hay Thiago vào sân để giảm nhịp độ trận đấu và tăng cường khả năng phòng ngự từ xa. Trong trận đấu sắp tới, nếu La Roja ở trong thế dẫn trước thì chiến lược gia 51 tuổi này cần cân nhắc đến việc sử dụng bộ đôi này nếu không muốn trải qua cảm giác thấp thỏm như trước Croatia.

Về mặt thành tích đối đầu, Tây Ban Nha đang chiếm ưu thế gần như tuyệt đối. Sau 22 lần chạm trán, Bò tót thắng tới 16 lần và chỉ thua có 1 lần. Lần thua gần nhất của Tây Ban Nha trước Thụy Sĩ là ở trận ra quân World Cup 2010 - giải đấu mà sau này quốc gia thuộc bán đảo Iberia lên ngôi vô địch. Mặc dù chắc chắn gặp không ít khó khăn nhưng với sự ủng hộ của lịch sử cùng thực lực nhỉnh hơn, Bò tót sẽ dập tắt giấc mơ đang cháy của đội tuyển Thụy Sĩ.

Huy Trương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hỗ trợ xây dựng trung tâm tài chính Việt Nam

Theo đặc phái viên TTXVN, tối 17/1, theo giờ địa phương, tại Davos, Thụy Sĩ, nhân dịp tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 54 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF Davos 2024), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì tọa đàm với đại diện các ngân hàng và các quỹ đầu tư tài chính hàng đầu thế giới về tiềm năng và cơ hội đầu tư vào thị trường tài chính Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hỗ trợ xây dựng trung tâm tài chính Việt Nam
WEF: Kêu gọi tái xây dựng niềm tin trong bối cảnh triển vọng tăng trưởng toàn cầu chậm chạp

Thị trấn Davos tại Thụy Sĩ sẽ một lần nữa đón tiếp các quan chức toàn cầu, từ các lãnh đạo chính trị đến lãnh đạo của các doanh nghiệp đến tham dự cuộc họp thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), nơi thảo luận về cách thức phục hồi nền kinh tế thế giới, nội dung được dự đoán sẽ là mối quan tâm chính của chương trình nghị sự.

WEF Kêu gọi tái xây dựng niềm tin trong bối cảnh triển vọng tăng trưởng toàn cầu chậm chạp
Chỉ số cạnh tranh nhân tài toàn cầu (GTCI) 2023:
Lộ diện những quốc gia thu hút nhiều nhân tài nhất thế giới

Theo Chỉ số cạnh tranh nhân tài toàn cầu (GTCI) năm 2023 của Học viện Kinh doanh INSEAD (Pháp) vừa được công bố, Thụy Sĩ một lần nữa là quốc gia có năng lực cạnh tranh nhân tài nhất thế giới.

Lộ diện những quốc gia thu hút nhiều nhân tài nhất thế giới
Return to top