ClockThứ Hai, 16/08/2021 09:27

Cần linh hoạt áp dụng hình thức dạy học trong mùa dịch Covid-19

Sắp tới ngày tựu trường và khai giảng năm học mới, nhiều địa phương rất lo lắng trong việc chuẩn bị năm học mới trong bối cảnh tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Các trường sẵn sàng dạy học trực tuyến khi vào năm học mớiTrên 6.000 học sinh nộp hồ sơ trực tuyến vào lớp 10Dạy học trực tuyến: “Cái khó ló cái khôn”Sẽ triển khai giảng dạy trực tuyến sau tết để phòng dịch COVID-19

Ảnh minh họa 

Việc lựa chọn hình thức dạy học sao cho vừa đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch, vừa đảm bảo hoàn thành chương trình dạy học đã đề ra là một lựa chọn hết sức khó khăn. Đối với những địa phương đang áp dụng các biện pháp giản cách xã hội thì việc chọn hình thức dạy học trực tuyến là ưu tiên hàng đầu. Đối với các địa phương khác, nếu tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát thì có thể lựa chọn nhiều hình thức dạy học đa dạng hơn như có thể dạy học trực tuyến, trực tiếp hoặc cả hai, tùy vào từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.

Việc dạy học trực tuyến (học online ở nhà qua zoom) có mặt tích cực và hạn chế nhất định của nó, nhưng hạn chế chiếm phần nhiều. Bởi vì, việc học trực tuyến không phải gia đình học sinh nào cũng có điều kiện để trang bị đầy đủ máy móc, trang thiết bị như máy tính, điện thoại thông minh, thiết bị truyền dẫn, kết nối mạng,…; đồng thời, việc học trực tuyến có thể làm cho các em mất tập trung, giáo viên khó quản lý; việc giám sát chất lượng học trực tuyến không được đảm bảo.

Bên cạnh đó, việc học trực tuyến phải có phụ huynh hướng dẫn, nếu phụ huynh bận công việc thì khó có thể kiểm soát việc học của các em. Khi học trực tuyến các em thường không chú tâm vào việc học, làm việc riêng, ngáp ngủ hoặc chơi điện tử,…Do đó, việc dạy học trực tuyến không phát huy hiệu quả và không thể thay thế cho việc dạy học trực tiếp.

Học trực tuyến chỉ là giải pháp tình thế không thể là giải pháp lâu dài trong giáo dục, nhất là giáo dục học sinh ở cấp tiểu học và trung học cơ sở. Ở lứa tuổi này, các em phải có môi trường giáo dục tập trung, phải tương tác trực tiếp với giáo viên và các bạn cùng lớp; các em cần học những kỹ năng về tổ chức, đồng đội, ý thức kỷ luật và trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập,…Đây là những nội dung giáo dục cần thiết mà hình thức dạy học trực tuyến không thể mang lại.

Trong năm học mới, các địa phương nên cân nhắc trong việc tổ chức dạy học trực tuyến. Nếu tình hình dịch bệnh tại địa phương được kiểm soát thì cần mạnh dạn quyết định tổ chức dạy trực tiếp kèm theo các biện pháp phòng, chống dịch hết sức nghiêm ngặt như rửa tay sát khuẩn, ngồi giãn cách, đeo khẩu trang và mặt nạ chống giọt bắn;…

Đối với các em học sinh phải áp dụng các biện pháp cách ly y tế thì phải tổ chức dạy học trực tuyến, nếu các em không có máy móc, trang thiết bị để học trực tuyến thì nhà trường phải có biện pháp hỗ trợ kịp thời để tạo điều kiện cho các em theo kịp với chương trình giáo dục của nhà trường nếu không may bị cách ly y tế.

Vì vậy, tùy vào tình hình diễn biến của dịch bệnh Covid-19, các địa phương cần phải linh hoạt, chủ động trong việc áp dụng hình thức dạy học phù hợp nhưng không vì cầu toàn mà lúc nào cũng áp dụng hình thức dạy học trực tuyến. Nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt thì các địa phương nên ưu tiên áp dụng hình thức dạy học trực tiếp thay vì áp dụng hình thức trực tuyến để đảm bảo chất lượng giáo dục.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao quà trị giá gần 127 triệu đồng cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 22/11, tại thị trấn Phú Đa (Phú Vang), Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam cùng Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo- Người tàn tật vàTrẻ mồ côi tỉnh Lâm Đồng phối hợp Hội Người khuyết tật- Bảo trợ người khuyết tật & trẻ mồ côi Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình trao quà hỗ trợ cho người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại do cơn bão số 6,với tổng trị giá gần 127 triệu đồng.

Trao quà trị giá gần 127 triệu đồng cho người dân có hoàn cảnh khó khăn
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
“Ấm tình mùa đông” hỗ trợ phụ nữ khó khăn xã biên giới Hồng Bắc

Ngày 18/11, tại Nhà văn hóa xã Hồng Bắc (A Lưới), Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh phối hợp Trường tiểu học Phường Đúc (TP.Huế) tổ chức chương trình “Ấm tình mùa đông” lần thứ 9 năm 2024, hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân, 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.

“Ấm tình mùa đông” hỗ trợ phụ nữ khó khăn xã biên giới Hồng Bắc
Trò đến lớp, thầy vui!

Bên cạnh dạy học, thầy cô giáo ở vùng cao A Lưới còn phụ trách thêm công tác vận động học sinh đến trường. Thấy học sinh nghỉ học dài ngày, có nguy cơ bỏ học, sau giờ dạy, giáo viên lại tìm đến nhà tìm hiểu, động viên, nhắc nhở. Niềm vui giản dị của các nhà giáo nơi đây là được thấy học sinh trở lại trường.

Trò đến lớp, thầy vui

TIN MỚI

Return to top