ClockThứ Hai, 20/02/2023 14:16

Cùng con chọn trường

Tư vấn cho học sinh THPT về chọn lựa các ngành học

Nửa đêm, cô giáo cạnh nhà bỗng nhiên gõ cửa xin cho cô học trò ngủ tạm một đêm. “Đừng hỏi nhiều nhé, nó giận bố mẹ chuyện áp đặt con khi đăng ký chọn ngành vào đại học nên không muốn về nhà. Cứ cho cháu ở lại đây, mai chị tính...”, cô giáo thầm thì.

Tôi nhìn vị khách đến nhà mình vào lúc nửa đêm và thấy thương đến lạ, khi em có khuôn mặt hiền lành và ăn nói lễ phép. Lòng vòng chuyện trò một hồi, cô bé bắt đầu trải lòng, mẹ cứ nhất quyết bắt em chọn Trường đại học Ngoại thương Hà Nội, nhưng em thích học ngành sư phạm, trở thành giáo viên tiểu học. Giọng cô bé chùng xuống khi cho rằng, ba mẹ chưa hiểu tâm lý của con, cứ thay con định đoạt mọi chuyện. Mẹ em luôn lấy lý do mình là người từng trải nên sẽ hiểu điều nào tốt hơn, nhưng mẹ quên rằng, con mình có thật sự yêu thích điều đó hay không?

Sáng hôm sau, cô giáo qua đón học trò về, cô cười cười bảo, 20 năm làm giáo viên chủ nhiệm và tư vấn tâm lý học đường chưa có lúc mô cô thấy căng như ri. Ngày nào cũng có phụ huynh gọi điện nhờ khuyên cho cháu theo định hướng của gia đình, mà các con thường không nghe hoặc miễn cưỡng làm theo. Điều mà phụ huynh và giáo viên lo lắng khi học sinh không biết lượng sức mình. Trong quá trình chọn nghề, chọn trường, học sinh bị tác động rất nhiều từ bên ngoài.

Theo nhiều giáo viên chủ nhiệm ở các trường, khi các bạn trẻ chọn ngành nghề, trước hết hãy vì đam mê và năng lực của bản thân. Còn về phía phụ huynh, cố gắng giúp con em hạn chế việc "nhiễu thông tin" khi chọn ngành. Phụ huynh nên gần gũi với con để các em bộc lộ mong muốn của mình. Từ đó, có thể xem xét ngành nào phù hợp với điều kiện kinh tế và sức học để tư vấn cho con hợp lý nhất.

Từ thực trạng xung đột giữa học sinh và phụ huynh về chọn trường vào đại học, cô giáo buồn rầu khẳng định, chắc chắn là có hệ lụy. Ngày trước cô có cậu học trò học rất giỏi, rất khôi ngô. Bố mẹ đều làm công chức Nhà nước và nhất quyết con phải đi du học, mặc cho em phản đối quyết liệt. Ở nơi xứ người, cậu bé phải cố gắng để tiếp thu kiến thức đến mức bị stress. Bệnh ngày càng nặng và bố mẹ phải nghỉ việc để sang Mỹ chăm con. Tâm sự của cô giáo khiến tôi liên tưởng đến độ nguy hiểm của việc định hướng ngành nghề cho con mà không chú ý đến các yếu tố quan trọng để có lựa chọn phù hợp.

Tôi nhìn qua bé con nhà mình, năm nay nó cũng chuẩn bị vào đại học. Trước đó, mẹ con tôi đã từng tranh cãi, từ học sinh giỏi văn cấp tỉnh con chuyển sang thi khối B khiến tôi chơi vơi, lo ôn không kịp. Nhưng khi nghe con tự tin nói rằng, mẹ hãy cho con sống đúng với niềm đam mê và năng lực của mình, con sẽ chịu trách nhiệm trước quyết định đó, tôi đã mềm lòng và chợt nghĩ, thanh xuân một thuở sao lại không để con thỏa sức với chính mình?

Bài, ảnh: An Nhiên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tuyển sinh Đại học 2024: 551.479 thí sinh xác nhận nhập học đợt 1

Tối 27/8, theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, kết thúc thời gian đăng ký nhập học trực tuyến đợt 1 trên Hệ thống tuyển sinh chung có 551.479 thí sinh xác nhận học/673.586 thí sinh trúng tuyển, đạt 81,87%. Như vậy, có 122.107 thí sinh trúng tuyển nhưng không nhập học.

Tuyển sinh Đại học 2024 551 479 thí sinh xác nhận nhập học đợt 1
Vươn tầm Đại học Quốc gia

Vị trí, vai trò và tầm ảnh hưởng của Đại học Huế đang từng ngày được khẳng định, vươn tầm quốc gia.

Vươn tầm Đại học Quốc gia

TIN MỚI

Return to top