ClockThứ Sáu, 06/10/2023 13:49

Đào tạo bám sát bản sắc âm nhạc vùng miền

TTH.VN - TS. Hà Mai Hương, Giám đốc Học viện Âm nhạc Huế đã nhấn mạnh như thế tại lễ khai giảng năm học 2023-2024 của học viện, diễn ra sáng 6/10.

Đoàn nghệ thuật Okinawa giao lưu, biểu diễn tại Học viện Âm nhạc HuếBảo tồn và phát huy giá trị âm nhạc dân gian Bình Trị ThiênĐào tạo âm nhạc di sản: Cần chiến lược thu hút người học

 Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ (trái) tặng hoa chúc mừng đến Ban Giám đốc Học viện Âm nhạc Huế nhân khai giảng năm học mới 2023-2024

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ và lãnh đạo Vụ Đào tạo - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đến dự, tặng hoa chúc mừng.

 Năm học 2022 - 2023 kết quả tốt nghiệp của học sinh, sinh viên ở học viên đạt loại giỏi chiếm tỷ lệ 46%, khá chiếm 50%. Sinh viên sau khi tốt nghiệp đều có công việc phù hợp với chuyên môn đào tạo, tham gia các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, giáo dục âm nhạc.

Nhiều học sinh, sinh viên của học viện được tham gia học tập theo chương trình đào tạo tài năng với đội ngũ giảng viên, chuyên gia có kinh nghiệm. Học viện  tạo được mối quan hệ với các chuyên gia, nghệ sỹ quốc tế đến trao đổi trong đào tạo, biểu diễn. Ngoài ra, chủ trì nhiều đề tài nghiên cứu, hội thảo khoa học cấp bộ. giảng viên, học sinh, sinh viên học viện dành được nhiều giải cao tại các liên hoan, festival chuyên môn.

Phát biểu tại lễ khai giảng, TS. Hà Mai Hương nhấn mạnh,  năm học 2023-2024, học viện sẽ chú trọng việc rà soát, đánh giá chương trình đào tạo trên cơ sở bám sát đặc điểm văn hóa, xã hội, bản sắc âm nhạc vùng miền để từng bước xây dựng, hoàn chỉnh chương trình đào tạo, mang tính đặc thù của khu vực miền Trung – Tây Nguyên.

Bên cạnh đó, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy theo hướng tiếp cận năng lực, tăng cường kỹ năng ứng dụng và thực hành; tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực đào tạo, biểu diễn, nghiên cứu khoa học; đẩy mạnh công tác bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục; nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ giảng viên…

Dịp này, Học viện Âm nhạc Huế cũng đã khen thưởng các giảng viên, học sinh, sinh viên đạt thành tích cao trong các cuộc thi, học tập.

N. MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đào tạo kỹ năng số cho doanh nghiệp du lịch

Sáng 4/12, Trung tâm ASEAN - Nhật Bản (AJC) phối hợp với Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, tỉnh Thừa Thiên Huế và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) tổ chức hội thảo đào tạo cho ngành du lịch các nước ASEAN tại Việt Nam. Đến dự hội thảo có ông Hà Văn Siêu, Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam; ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Đào tạo kỹ năng số cho doanh nghiệp du lịch
Tinh giản bộ máy và trường đào tạo đặc thù: Cần tiếp tục nghiên cứu những giải pháp phù hợp

Được xem là “cái nôi” đào tạo đặc thù các ngành liên quan đến văn hóa nghệ thuật, Trường trung cấp Văn hóa nghệ thuật (TCVHNT) Thừa Thiên Huế đang đứng trước nỗi lo một khi bị sáp nhập sẽ đối mặt rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến vấn đề bảo tồn, phát huy các ngành nghệ thuật truyền thống.

Tinh giản bộ máy và trường đào tạo đặc thù Cần tiếp tục nghiên cứu những giải pháp phù hợp
Đại học Huế hướng đến đào tạo liên ngành

Đào tạo liên ngành (ĐTLN) giúp sinh viên có thêm chuyên môn, am hiểu nhiều hơn một ngành học. Điều này được đánh giá sẽ giúp sinh viên phát huy tốt nhất năng lực và tăng khả năng thành công trong nghề nghiệp sau này.

Đại học Huế hướng đến đào tạo liên ngành
Nâng tầm kỹ năng lao động đáp ứng cơ chế thị trường

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, lao động có kỹ năng, có trình độ và thái độ có văn hóa, văn minh là yêu cầu tất yếu mà nhiều doanh nghiệp (DN) đang đòi hỏi. "Giáo dục nghề nghiệp nâng tầm kỹ năng lao động trong tình hình mới" là chủ đề chính được các chuyên gia, nhà quản lý, các đơn vị cung ứng nguồn lao động và đơn vị sử dụng lao động (DN) cùng nhau trao đổi, thảo luận tại hội thảo do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Hiệp hội DN tỉnh tổ chức diễn ra ngày 10/11.

Nâng tầm kỹ năng lao động đáp ứng cơ chế thị trường
Return to top