ClockThứ Sáu, 12/11/2021 14:38

Đọc sách trong môi trường thân thiện

TTH - Với không gian mở được trang trí dễ thương, mô hình thư viện thân thiện của Tổ chức Zhi-Shan Foundation Taiwan bồi dưỡng hứng thú, tạo thói quen và lan tỏa phong trào đọc sách trong học sinh.

Thiếu nhi vẽ tranh theo sách chủ đề “Cùng nhau đọc sách”Thư viện Tổng hợp tỉnh ra mắt không gian đọc thiếu nhiSách - như một phần thiết yếu

Không gian thư viện thân thiện ở Trường tiểu học Ngô Kha (Ảnh chụp trước thời điểm bùng phát dịch COVID-19)

Không gian đọc thân thiện

Dịp kỷ niệm Ngày sách Việt Nam năm nay, Tổ chức Zhi-Shan Foundation Taiwan khánh thành 4 thư viện thân thiện tại Trường TH Ngô Kha, các Trường THCS Lý Tự Trọng, Nguyễn Văn Trỗi và Nguyễn Văn Linh của TP. Huế. Với sự tài trợ của Zhi-Shan Foundation, thư viện của những ngôi trường này được trang trí hình ảnh và màu sắc bắt mắt phù hợp với thị hiếu trẻ em. Zhi-Shan Foundation còn trao tặng nhiều tủ sách lớp học, sổ tay đọc sách và hỗ trợ các trường tổ chức hoạt động đọc sách hiệu quả.

Từ ngày không gian thư viện được trang trí xinh xắn bằng gam màu tươi sáng; kệ sách, bàn ghế nhiều màu sắc với họa tiết trang trí là các nhân vật cổ tích; sách, truyện lại phong phú… thư viện Trường TH Ngô Kha thu hút khá đông học sinh đến đọc sách vào giờ ra chơi. Ông Đinh Xuân Lương, Hiệu trưởng Trường TH Ngô Kha cho biết, trước đây, không gian thư viện đơn điệu nên chưa thu hút học sinh. Từ khi có thư viện khang trang với bàn ghế ngộ nghĩnh, nhiều loại sách mới, các em hứng thú hơn với việc đọc sách.

Tại các trường vừa được Zhi-Shan Foundation xây dựng mô hình thư viện thân thiện, hoạt động đọc trở nên sôi động và thường nhật hơn. Ngoài sách trong thư viện, dự án còn trang bị cho mỗi lớp một tủ sách để các em mượn và trao đổi với nhau. Mỗi học sinh được phát một quyển sổ tay để ghi chép nhật ký đọc sách, chia sẻ cảm nhận sau khi đọc… “Những hoạt động này khởi xướng, động viên và khích lệ cho hoạt động thư viện của trường, tạo cú hích quan trọng để xây dựng thói quen và lan tỏa phong trào đọc sách trong học sinh”, ông Đinh Xuân Lương nói.

Hình thành thói quen đọc sách và góp phần nâng cao nhận thức, kỹ năng sống cho học sinh là thành quả lớn nhất của dự án “Làm bạn với sách” (từ năm 2008) và chương trình xây dựng “Thư viện thân thiện” (từ năm 2010) mà Zhi-Shan Foundation thực hiện ở Thừa Thiên Huế và một số tỉnh miền Trung. Hơn 10 năm qua, chương trình hỗ trợ xây dựng mô hình thư viện thân thiện cho hơn 100 trường học trên địa bàn tỉnh.

Xóa bỏ rào cản tiếp cận sách

Dự án “Làm bạn với sách” do Zhi-Shan Foundation thực hiện gồm nhiều nội dung: cung cấp sách, tài liệu, phương tiện; tập huấn cách tổ chức và hoạt động thư viện hiệu quả; tập huấn phương pháp giúp cho việc đọc sách thuận lợi. Xây dựng mô hình thư viện thân thiện là một chương trình quan trọng thuộc dự án. Lấy học sinh làm trung tâm cho mọi hoạt động, thư viện thân thiện được xây dựng theo không gian mở, tạo cơ hội cho các em tiếp cận thông tin, xây dựng thói quen đọc sách và tích cực tham gia các hoạt động của thư viện. Mục tiêu là để thư viện vận hành hiệu quả, học sinh hứng thú và tương tác tốt với thư viện.

Ông Hoàng Trọng Thủy, Trưởng Văn phòng dự án tổ chức Zhi-Shan Foundation tại Việt Nam, người sáng lập và điều hành dự án “Làm bạn với sách”, cho biết: “Chúng tôi muốn xóa bỏ rào cản ngăn việc tiếp cận sách của học sinh. Từ thái độ phục vụ của cán bộ thư viện, cách trưng bày sách phải để học sinh dễ nhìn thấy đến phương pháp, không gian, trang thiết bị… cũng tạo cho các cháu cảm giác thích thú, thoải mái, được tự do lựa chọn sách mình yêu thích. Nguồn sách được chọn lọc kỹ càng, đảm bảo đa dạng về nội dung, phong phú về hình thức và phù hợp với từng độ tuổi”.

Ở các trường có dự án hỗ trợ, tiết đọc sách được đưa vào thời khóa biểu chính khóa. Mỗi tuần, các em học sinh có tiết đọc sách tại thư viện, 15 phút đọc sách đầu giờ tại lớp và có thể mượn sách về nhà đọc. Thói quen đọc sách của học sinh được hình thành, mỗi học sinh đọc bình quân trên 60 cuốn/năm học, có em đọc một cách say mê, đến 150 cuốn/năm học.

Dự án kiểm tra chất lượng đọc qua sổ tay đọc sách. Hàng tuần, học sinh đều có bài thu hoạch, thể hiện cảm nhận của mình, khái quát lại nội dung cuốn sách, bài học rút ra sau khi đọc sách dưới dạng tóm tắt sơ đồ tư duy hoặc kể lại cho các bạn cùng nghe, sau đó đặt câu hỏi thảo luận. Qua đó, những kỹ năng: lắng nghe, quan sát, lý giải, suy luận, biểu đạt và sáng tạo ở học sinh ngày một tốt hơn. Việc đọc sách cũng góp phần giúp học sinh thay đổi nhận thức, rèn luyện tư duy và các kỹ năng, giúp việc tiếp thu kiến thức nhanh hơn.

Những kết quả đạt được góp phần làm thay đổi thái độ của giáo viên và nhà trường với công tác thư viện. Các trường đã chủ động tổ chức giới thiệu sách hay trong các giờ chào cờ, khuyến khích, động viên học sinh đọc sách. Thực tế cho thấy, trường nào có Ban giám hiệu, thầy cô giáo tận tâm thì phong trào đọc sách sẽ phát triển mạnh mẽ. Ngược lại, dù trang bị cơ sở vật chất tốt, sách phong phú đến đâu mà chỉ là cái kho đựng sách, học sinh không đọc thì cũng không có ý nghĩa.

Anh Hoàng Trọng Thủy chia sẻ, xuất thân từ làng quê nghèo nên đến khi vào đại học anh mới biết đến thư viện, mới được đọc nhiều sách. Từ hoàn cảnh của bản thân, anh cho rằng, nếu trẻ được tiếp xúc với sách càng sớm thì nhận thức của các em càng được mở rộng, lý tưởng sống và ước mơ sớm được hình thành. Từ đó, các em có động lực để phấn đấu. Việc bồi dưỡng thói quen đọc sách cho các em từ nhỏ rất cần thiết. Quan trọng nhất là tạo môi trường đọc sách từ gia đình đến trường học, trong đó các bậc phụ huynh và thầy cô giáo phải làm gương, biết cách gợi sự hấp dẫn, kích thích các em đọc sách.

Bài, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Chung tay gìn giữ môi trường”

Được triển khai vào cuối tháng 9 vừa qua, mô hình “Chung tay gìn giữ môi trường” giai đoạn 2024 – 2025 do Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế (HEPCO) phối hợp cùng Ban Dân vận Thành ủy Huế thực hiện đang cho thấy những tín hiệu tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường tại các khu dân cư.

“Chung tay gìn giữ môi trường”
Đọc lại “Mạ tui” - Nhớ một người thầy - một nhà văn… không nổi tiếng

Tự truyện “Mạ tui” của Nguyễn Viết An Hòa được NXB Thuận Hóa in từ năm 2018, đã được “nối bản” nhiều ngàn cuốn, mặc dù theo quan niệm thông thường, tác giả là người không/chưa nổi tiếng. Hơn chục năm trước, trong một cuốn sách đã in, tôi nêu vấn đề “Tự truyện không chỉ dành cho người nổi tiếng”.

Đọc lại “Mạ tui” - Nhớ một người thầy - một nhà văn… không nổi tiếng
HEPCO kiến tạo môi trường làm việc số

Có bề dày gần 50 năm kinh nghiệm hoạt động chính trong lĩnh vực vệ sinh môi trường, Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế (HEPCO) đang triển khai các giải pháp để thích nghi với thời kỳ chuyển đổi số, một bước đi cần thiết nhằm đáp ứng các yêu cầu mới của ngành và sự phát triển không ngừng của xã hội.

HEPCO kiến tạo môi trường làm việc số
Thiếu nhi tham gia bảo vệ môi trường

Ngày 11/10, Tỉnh đoàn - Hội đồng Đội tỉnh tổ chức Ngày hội thiếu nhi tham gia bảo vệ môi trường năm 2024 tại Trường THCS Nguyễn Khánh Toàn (phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà).

Thiếu nhi tham gia bảo vệ môi trường

TIN MỚI

Return to top