ClockThứ Năm, 04/01/2018 12:51

Giảm áp lực từ những cuộc thi

TTH - Sân chơi cho học sinh sẽ thu hẹp lại, không nặng tính thi thố, cộng điểm mà đơn thuần giúp các em rèn luyện, trải nghiệm và phát triển kỹ năng.

Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viênTrao 93 suất học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo

Học sinh Trường THCS Hùng Vương thăm gia đình chính sách

Năm học 2017-2018, Bộ GD&ĐT yêu cầu các địa phương tinh giảm các cuộc thi dành cho học sinh phổ thông. Số lượng cuộc thi trong trường học đã giảm mạnh, giáo viên chuyên tâm hơn trong công tác giảng dạy. Anh Trần Thanh Duy, phụ huynh có con học lớp 8 Trường THCS Hùng Vương (TP. Huế) nói: “Chỉ vì muốn có danh hiệu, nhiều học sinh phải ganh đua, tập luyện rất căng thẳng. Tôi đồng tình với việc xóa bỏ cộng điểm một số cuộc thi mang tính giao lưu, học hỏi là chính”.

Không còn những cuộc thi nặng tính “ăn thua”, sân chơi của học sinh được mở rộng khi các em được tìm hiểu kiến thức, vui chơi hết mình. Những em có năng khiếu ở các bộ môn tiếng Anh, toán, vật lý... sẽ tham gia những câu lạc bộ trong trường học để giao lưu, rèn luyện kỹ năng.

Trải nghiệm cuộc sống là phương pháp dạy học được tăng cường để phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. Nhiều trường đã triển khai các hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo hình thức liên môn cho học sinh. Ở các môn, như: ngữ văn, lịch sử, địa lý, giáo dục công dân, giáo viên không chỉ lồng ghép các kiến thức thực tế mà còn đưa học sinh đi đến các địa phương để biến những bài học đó trở nên sinh động, hấp dẫn hơn. Em Nguyễn Ái Mỹ, học sinh lớp 9, Trường Chu Văn An  (TP. Huế), cho hay: “Chúng em có những chuyến đi dã ngoại với các làng nghề truyền thống. Tận tay làm những bông hoa giấy, làm những om đất ở làng cổ Phước Tích quả thật rất  thích thú. Những trang sử địa phương không còn bó hẹp trong sách vở mà đã đưa chúng em về nơi chính cội nguồn văn hóa của dân tộc”.

Sân Trường THCS Hùng Vương (TP. Huế) vào những ngày cuối tháng luôn nhộn nhịp. Mỗi tháng, các khối học sẽ tự tổ chức các câu lạc bộ tuyên truyền theo từng chủ đề như an toàn giao thông, tìm hiểu về HIV/AIDS... Học sinh tự chủ động trong mọi khâu, từ phác thảo ý tưởng, lên kịch bản, dàn dựng, phân vai, tập dượt, thầy cô giáo chỉ góp ý để hoàn thiện kịch bản. Trải nghiệm đó giúp học sinh hình thành một số kỹ năng, giúp các em hiểu ý nghĩa của sự lao động, sáng tạo khi tự làm ra một sản phẩm mang tính tập thể.

Cô giáo Cao Thị Hồng Lam, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Hùng Vương chia sẻ: “Có những lúc giáo viên không đủ thời gian để truyền đạt kiến thức khi các em học ở lớp. Thực tế trải nghiệm đã bổ sung cho các em về trình độ, nhận thức, rút ra được kinh nghiệm sống cho mình. Khi đến những nơi trang nghiêm, học sinh biết ăn mặc đàng hoàng, nói năng lễ phép. Đây chính là điều mà nhà trường không thể dạy hết được”.

Theo thầy giáo Hồ Phúc Quang, Hiệu phó Trường THCS Nguyễn Chí Diểu, cái khó trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo nằm ở yếu tố con người chứ không phải kinh phí tổ chức. Các kỹ năng sống, rèn luyện nhân cách thông qua các hoạt động ngoại khóa đều có sự định hướng của giáo viên. Thế nên, nếu giáo viên không thực sự tâm huyết, không dung hòa giữa nhu cầu người học và định hướng của hoạt động trải nghiệm, không đủ bản lĩnh, kiến thức để giải đáp những thắc mắc của học sinh thì không thể có hiệu quả như mong muốn.

Bài, ảnh: AN NHIÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học sinh danh dự tham quan, trải nghiệm di sản

Chiều 28/9, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Bảo tàng Lịch sử tỉnh tổ chức tham quan, trải nghiệm tại Đại Nội cho các em học sinh đạt danh hiệu “Học sinh danh dự toàn trường” năm học 2023-2024.

Học sinh danh dự tham quan, trải nghiệm di sản
Tuyên dương 384 học sinh danh dự toàn trường

Sáng 28/9, tại di tích Quốc Tử Giám, UBND tỉnh tổ chức lễ tuyên dương học sinh đạt danh hiệu “Học sinh danh dự toàn trường” năm học 2023 - 2024. Đây là năm thứ 5 UBND tỉnh thực hiện chương trình ý nghĩa này.

Tuyên dương 384 học sinh danh dự toàn trường
Năm điều Bác Hồ dạy: Mãi là chuẩn phấn đấu của học sinh

Ngày đầu tiên bước vào Trường tiểu học Vĩnh Ninh, thành phố Huế, cháu tôi về kể với cả nhà, hôm nay con được cô giáo cho học “Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng”. Và khoe, lớp con có treo ảnh Bác và 5 điều Bác dạy đó. Hôm sau thì, con được học bài hát “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên, nhi đồng”. Đây quả là một việc làm đầy trách nhiệm và thật ý nghĩa của thầy, cô giáo và nhà trường, tạo ấn tượng, tình cảm tốt đẹp về Bác Hồ, về mục tiêu rèn luyện, phấn đấu cho các em trong một thời điểm quan trọng, bắt đầu bước vào con đường tiếp thu tri thức, lớn khôn.

Năm điều Bác Hồ dạy Mãi là chuẩn phấn đấu của học sinh
Trao giải Cuộc thi xây dựng bài giảng điện tử về chủ đề ô nhiễm rác thải nhựa

Sáng 27/9, Dự án Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam (Dự án TVA) với sự tài trợ của WWF-Na Uy (thông qua Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam, WWF-Việt Nam phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Huế tổ chức tổng kết mô hình Trường học giảm nhựa năm 2022- 2024 và trao giải Cuộc thi xây dựng bài giảng điện tử tích hợp chủ đề ô nhiễm rác thải nhựa (RTN) năm 2024.

Trao giải Cuộc thi xây dựng bài giảng điện tử về chủ đề ô nhiễm rác thải nhựa
Return to top