ClockChủ Nhật, 01/09/2024 07:23

Giáo dục mũi nhọn & hành trình khát vọng

TTH - Từ năm 2019 đến nay, năm nào Thừa Thiên Huế cũng có học sinh đoạt giải quốc tế, tỷ lệ đoạt giải quốc gia khá cao, vị trí xếp hạng giáo dục mũi nhọn luôn nằm ở top đầu toàn quốc.

Giáo dục A Lưới: Tạo chuyển biến để nâng cao chất lượngGiáo viên không thể vừa dạy thêm, vừa ra đề thi cho “lớp mình”Chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1

 Võ Quang Phú Đức xuất sắc giành vòng nguyệt quế cuộc thi Quý 3 Đường lên đỉnh Olympia. Ảnh: VTV

Vươn tới khát vọng

Năm nay, Hồ Đức Trung, học sinh Trường THPT chuyên Quốc Học - Huế xuất sắc đoạt Huy chương Bạc tại Kỳ thi Olympic Sinh học quốc tế lần thứ 35 diễn ra tại nước Cộng hòa Kazakhstan. Kết quả này là hành trình dài nỗ lực của Hồ Đức Trung với bao nhọc nhằn, đam mê và khát vọng. Trung chia sẻ: “Em đã nỗ lực hết sức qua từng vòng thi. Đồng hành cùng em là sự hướng dẫn, dạy dỗ tận tình của các thầy cô giáo. Từ năm lớp 10, thầy cô đã dẫn dắt và trang bị sớm kiến thức, tạo điều kiện cho em tham gia các kỳ thi để cọ xát, tích lũy kiến thức”.

Tấm huy chương của Hồ Đức Trung làm dày thêm bảng vàng thành tích, cũng là minh chứng rõ nhất cho chiến lược đào tạo đúng đắn của Trường THPT chuyên Quốc Học. Đó là quá trình phát hiện, ươm mầm từ khi Trung còn là học sinh THCS đến lộ trình bồi dưỡng bài bản của nhà trường qua từng kỳ thi với chiến lược rõ ràng, mục tiêu cụ thể là giành được huy chương.

Theo ông Nguyễn Phú Thọ, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Quốc Học - Huế, nhà trường luôn theo sát học sinh, tìm ra những học sinh có tư chất nổi bật để bồi dưỡng. Đội tuyển học sinh giỏi quốc gia chủ yếu là học sinh lớp 12 nhưng gần đây, nhiều học sinh lớp 11 đoạt giải cao, thậm chí có học sinh lớp 10 đã đoạt giải. Thế nên, từ khi vào lớp 10, các đội tuyển đã tăng cường bồi dưỡng, lựa chọn những học sinh xuất sắc nhất tham dự các kỳ thi Olympic để cọ xát, tạo đà cho kỳ thi học sinh giỏi quốc gia ở lớp 11. Hè lớp 10, những em xuất sắc được thầy cô trong đội tuyển dạy hết nội dung cơ bản nhất của tất cả các phần thi học sinh giỏi quốc gia, sau đó học nâng cao, làm thử các đề thi… Được bồi dưỡng từ sớm, những học sinh có tư chất, có điều kiện để tạo nên sức bật.

Võ Quang Phú Đức vừa xuất sắc giành vòng nguyệt quế cuộc thi Quý 3, tiếp tục mang cầu truyền hình của “Đường lên đỉnh Olympia” năm thứ 24 về Huế cũng là một thành tích nổi bật của Trường THPT chuyên Quốc Học - Huế. Đây là lần thứ 7 và là năm thứ 2 liên tiếp Huế có cầu truyền hình Olympia, một kỷ lục chưa có ngôi trường nào trên toàn quốc đạt được. Hành trình của Phú Đức tại “Đường lên đỉnh Olympia” cũng là câu chuyện về sự nỗ lực, kiên trì và đam mê được ươm mầm từ khi cậu học sinh này mới học THCS. Chuẩn bị cho vòng chung kết, Phú Đức đang được các thầy cô giáo, các cựu học sinh của trường bồi dưỡng để bổ sung kiến thức sâu và rộng, tổ chức các trận đấu để em cọ xát, tìm ra chiến lược tốt nhất, rèn luyện kỹ năng nhanh nhạy.

Thêm một thành tích đáng tự hào của Trường THPT chuyên Quốc Học trong năm học 2023 - 2024 là có 74/93 học sinh đoạt giải Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, đạt tỷ lệ 79,6% (tỷ lệ đạt giải trung bình của toàn quốc là 55,79%). Trong đó, có 3 giải Nhất, 20 giải Nhì, 22 giải Ba và 29 giải Khuyến khích; 7 học sinh được chọn vào đội dự tuyển thi quốc tế và em Hồ Đức Trung đã đoạt Huy chương Bạc. Kết quả này tiếp tục khẳng định vị trí trong top 10 toàn quốc về kết quả thi chọn học sinh giỏi quốc gia, khẳng định những chuyển biến tích cực của giáo dục mũi nhọn tại Thừa Thiên Huế.

Hồ Đức Trung (ngoài cùng, bên phải) cùng các thành viên đội tuyển Việt Nam nhận giải tại Kỳ thi Olympic Sinh học quốc tế lần thứ 35. Ảnh: NVCC 

Đầu tư có chiến lược

Từ năm 2019 đến nay, Trường THPT chuyên Quốc Học đoạt 7 giải quốc tế và châu Á. Nếu trước đây, cách 2-3 năm mới có giải 1 lần thì nay năm nào cũng có giải. Với chương trình “Đường lên đỉnh Olympia”, hai năm liên tiếp, học sinh của trường được vào vòng chung kết cũng là những thành tích nổi bật hơn so với thời gian trước.

Theo ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, thành quả đạt được là tổng hòa của nhiều yếu tố, trước hết là sự tác động từ chính sách. Nghị quyết 05 của Tỉnh ủy đề ra mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế là trung tâm lớn của cả nước về giáo dục – đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Ở giáo dục phổ thông, tập trung phát triển Trường THPT chuyên Quốc Học trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị. Từ đây, những chính sách ưu đãi dành cho giáo dục của tỉnh đã tạo ra động lực.

Nghị quyết 35 của HĐND tỉnh ban hành ngày 9/12/2022 về “Phát triển Trường THPT chuyên Quốc Học giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045” ban hành các chính sách ưu tiên về tuyển dụng giáo viên, học bổng cho học sinh, chính sách khen thưởng cho học sinh và giáo viên có thành tích trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia, khu vực và quốc tế… đã tạo những điều kiện thuận lợi trong công tác phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi tham gia các kỳ thi quốc gia, quốc tế. Hồ Đức Trung là học sinh đầu tiên đoạt giải quốc tế được áp dụng mức thưởng theo Nghị quyết 35 với 150 triệu đồng. Tổ giáo viên bồi dưỡng được thưởng 105 triệu đồng. Đây là sự động viên, khích lệ lớn đối với học sinh và giáo viên.

Trường THPT chuyên Quốc Học cũng đã phát huy tốt nội lực của đội ngũ giáo viên. Ông Nguyễn Phú Thọ cho hay, ngoài chính sách tuyển dụng giáo viên giỏi của tỉnh, nhà trường tạo mọi điều kiện để giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn. Mỗi giáo viên, đặc biệt là giáo viên phụ trách các đội tuyển luôn phấn đấu rèn luyện, tìm tòi các tài liệu, có mối liên hệ trao đổi chuyên môn thường xuyên với các chuyên gia đầu ngành để cập nhật kiến thức phục vụ bồi dưỡng các đội tuyển học sinh giỏi. Khi có học sinh đi thi quốc tế, tỉnh cũng tạo điều kiện cho giáo viên đi theo làm quan sát viên, giám khảo mở rộng. Từ đó, giúp giáo viên tiếp cận nhiều kiến thức, cách tổ chức, công tác bồi dưỡng của các nước trên thế giới để điều chỉnh phù hợp.

Cô giáo Nguyễn Thị Diệu Hạnh, Tổ trưởng bộ môn Sinh, Trường THPT chuyên Quốc Học - Huế chia sẻ, sự nỗ lực và phấn đấu trong sự nghiệp giáo dục của giáo viên trường chuyên là liên tục. Các thầy cô luôn đoàn kết, đồng lòng, nhiệt tình, tâm huyết, trau dồi chuyên môn, học hỏi đồng nghiệp. Đồng thời, tham khảo nhiều tài liệu, tìm đọc những cuốn sách tiếng Anh chuyên ngành để cập nhật và có thêm nhiều thông tin kiến thức, đề thi hay phù hợp với xu thế đề thi quốc tế hiện nay. Từ đó, hướng dẫn học sinh có hướng đi đúng trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế và đạt kết quả cao.

Một yếu tố quan trọng nữa là khát vọng của đội ngũ học sinh, giáo viên. Thầy cô giáo và học sinh luôn quyết tâm vươn lên, khẳng định vị thế của giáo dục Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay. Tất cả tạo ra khí thế, sức bật thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, chinh phục đỉnh cao ở các giải quốc gia, quốc tế, không chỉ các môn văn hóa mà còn ở lĩnh vực thể thao, khoa học kỹ thuật, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo... Từ đó, cùng với chính quyền và Nhân dân toàn tỉnh thực hiện mục tiêu theo Nghị quyết 54, phấn đấu đưa giáo dục Thừa Thiên Huế nằm trong tốp đầu của quốc gia.

Minh Hiền
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cái lợi của môn giáo dục kinh tế và pháp luật

Với chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, ngoài các môn học bắt buộc, các em học sinh THPT còn được lựa chọn 4 môn học từ các môn vật lý, hóa học, sinh học, địa lý hoặc giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ, mỹ thuật, âm nhạc.

Cái lợi của môn giáo dục kinh tế và pháp luật
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong giáo dục

Ngày 13/9, tại Trường THPT chuyên Quốc Học - Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị tập huấn công tác ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và thống kê giáo dục năm 2024 cho các Phòng GD&ĐT, các đơn vị trực thuộc Sở và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong giáo dục
Hành động cải thiện chất lượng giáo dục ở Đông Nam Á

Là một khảo sát quốc tế do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đề xuất để đánh giá khả năng của học sinh 15 tuổi tại các nước và vùng lãnh thổ trong và ngoài OECD về toán, khoa học và đọc hiểu, chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế (PISA) đã cung cấp những hiểu biết quan trọng về cách các quốc gia Đông Nam Á có thể cải thiện kết quả giáo dục. Bằng cách tập trung vào những kỹ năng cơ bản, cùng với đó là tận dụng dữ liệu đánh giá và trao quyền cho các nhà giáo dục, học sinh các nước có thể đạt được những tiến bộ đáng kể.

Hành động cải thiện chất lượng giáo dục ở Đông Nam Á
Đổi thay tại Trường mầm non Phong Hiền II

Huy động tốt nguồn lực từ xã hội hóa, sự chung tay góp sức của địa phương, phụ huynh và cán bộ, giáo viên trong trường đã giúp Trường mầm non Phong Hiền II từ một điểm trường “trắng” về thành tích trở thành trường đạt chuẩn Quốc gia và hai lần nhận cờ thi đua của UBND tỉnh.

Đổi thay tại Trường mầm non Phong Hiền II

TIN MỚI

Return to top