ClockThứ Bảy, 02/06/2018 14:57

Chiếc cặp thông minh của Hương và Thanh

TTH - Chiếc cặp có thể kiểm tra được số lượng sách vở của môn học trong ngày; giúp học sinh đỡ quên thời khóa biểu; mặt khác, còn giúp bố mẹ định vị được con cái mình khi có tình huống xấu. Đó là sản phẩm “Chiếc cặp thông minh” của Lương Quỳnh Hương và Âu Thanh Thanh (học sinh lớp 5 Trường tiểu học Lê Lợi, TP. Huế).

Một sinh viên đạt Giải thưởng Honda dành cho kỹ sư và nhà khoa học trẻTrao 81 giải thưởng khoa học - kỹ thuật cho học sinh trung họcTạo cảm hứng đam mê khoa học cho học sinhĐưa khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống

Nghiên cứu để hoàn thành sản phẩm

Chiếc cặp là người bạn đồng hành thân quen, gần gũi cùng học sinh khi đến trường. Hằng ngày, trước khi đi học thì các em phải chuẩn bị sách vở theo thời khóa biểu nhưng đôi lúc cũng bị nhầm hoặc để sót, khi đến trường không có đủ sách vở để học bài, ghi bài. Vì thế, các em không nắm được đầy đủ nội dung học tập. Đôi lúc lại phải nhờ phụ huynh mang bổ sung sách vở đến trường giúp khiến bố mẹ phải bỏ dở công việc của mình, rất vất vả. “Chúng em đã nảy sinh ý tưởng làm một chiếc cặp thông minh với nhiều tiện ích cho học sinh, trong đó có tính năng giúp kiểm tra sách vở đi học theo đúng thời khóa biểu...”. Thanh Thanh hào hứng.

Để làm ra sản phẩm, các em đã mày mò, tìm kiếm một số nguyên vật liệu chủ yếu,  như các bo mạch Arduino, các mô - đun mở rộng và một thứ không thể thiếu là chiếc cặp. Mất hơn 6 tuần, hai em cùng thầy giáo hướng dẫn đã cho ra mắt chiếc cặp độc đáo này.Về nguyên tắc hoạt động, sách vở của một môn học sẽ được gắn một mã định danh tương ứng thông qua một thẻ RFID được dán trên vở. Thẻ này sẽ lưu thông tin định danh và gắn với một môn học trong thời khóa biểu. Thông qua một phần mềm điều khiển trên điện thoại thông minh, phụ huynh có thể cập nhật thời khoá biểu trong tuần của các em học sinh lên hệ thống điều khiển.

Khi đưa sách vở vào gần cặp, một cảm biến RFID sẽ đọc mã trong chiếc thẻ RFID đó. Nếu học sinh để sách vở nhầm hoặc chưa đủ theo thời khóa biểu, hệ thống sẽ phát tín hiệu báo cho học sinh. Đồng thời, thông báo cho phụ huynh biết thông qua điện thoại. Phụ huynh có thể kiểm tra vị trí của con mình/vị trí cặp bằng việc nhắn tin đến số điện thoại được gắn trong hệ thống. Hệ thống sẽ gửi lại thông tin về vị trí qua tin nhắn SMS, đồng thời một đường dẫn (link) sẽ được gửi đến số điện thoại của bố mẹ để có thể xem trực tiếp vị trí của chiếc cặp trên bản đồ Google Map.

Trong trường hợp cần thiết, học sinh có thể kích hoạt hệ thống báo động. Lúc này cặp sẽ phát ra âm thanh lớn để thu hút mọi người xung quanh. Đồng thời, hệ thống cũng sẽ gửi một tin nhắn cảnh báo kèm theo vị trí hiện tại của học sinh đó đến những số điện thoại được quy định sẵn. Khi học sinh bị lạc đường, chiếc cặp được bổ sung thêm một tính năng nhỏ tương tự như la bàn để giúp các em tìm đường trở về. Một màn hình nhỏ sẽ hiển thị khoảng cách từ vị trí chiếc cặp đến một vị trí cố định được đặt trước (nhà riêng, trường học...). Nếu học sinh đi sai hướng thì khoảng cách này sẽ tăng lên và ngược lại nếu đi đúng đường thì khoảng cách này sẽ giảm dần.

Quỳnh Hương cho hay, sản phẩm được thiết kế và thực hiện dựa trên nền tảng Arduino. Đây là một nền tảng mở, được hỗ trợ nhiều từ cộng đồng và đặc biệt là số lượng các mô - đun mở rộng cũng như các thư viện hỗ trợ đi kèm.

Cô giáo Lê Thị Ly Na (Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Lợi) cho biết, các em có năng lực học tập tốt, có tinh thần đam mê nghiên cứu khoa học và sản phẩm của các em mang tính thời sự cao.  Nếu được nhân rộng thì không những giá thành rẻ (khoảng vài trăm ngàn đồng) mà có thể dùng cho nhiều đối tượng khác...”, cô Na nói.

Sản phẩm của các em đã đạt giải ba “Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh lần thứ XI -2018” .

Bài ảnh: Thế Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững

Đó là chủ đề tại hội thảo khoa học do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức vào ngày 22/11, với sự tham gia của các sở, ban, ngành liên quan, nhà khoa học, doanh nghiệp, chính quyền địa phương để cùng nhau bàn luận các giải pháp, tháo gỡ vướng mắc trong phát triển dược liệu, nhất là vấn đề liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ dược liệu.

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững
Đưa du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm chủ đạo

Du lịch cộng đồng được xem là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích trong việc phát triển kinh tế bền vững cho cư dân bản địa. Với nhiều tiềm năng, Thừa Thiên Huế cùng các địa phương có thể đẩy mạnh loại hình du lịch cộng đồng trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh, chủ đạo trong hệ thống sản phẩm của du lịch Việt Nam.

Đưa du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm chủ đạo
Diễn đàn kết nối trí thức trẻ khởi nghiệp

Ngày 9/11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (KH&KT) tỉnh phối hợp với Tỉnh đoàn tổ chức diễn đàn "Trí thức trẻ khởi nghiệp" với chủ đề "Nơi hội tụ ý tưởng và cơ hội mới". Hơn 100 đoàn viên thanh niên, các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia diễn đàn.

Diễn đàn kết nối trí thức trẻ khởi nghiệp

TIN MỚI

Return to top