Triều Dâng và Bảo Ngọc hoàn thiện sản phẩm sáng tạo của mình
Xuất phát từ mong có một sản phẩm ứng dụng thực tế hữu ích nhằm đưa ra cảnh báo và ứng cứu khi có người người xuống hồ bị đuối nước một cách kịp thời, Võ Triều Dâng, Nguyễn Lê Bảo Ngọc học sinh lớp 8 trường THCS Đặng Văn Ngữ, thành phố Huế đã nghiên cứu, chế tạo thành công “Hệ thống ứng cứu cảnh báo chống đuối nước”. Đó là thiết bị có khả năng xác định chính xác người bị nạn rơi xuống nước trong bán kính từ 5 - 10m, đưa ra cảnh báo bằng loa để mọi người xung quanh tới ứng cứu kịp thời và đồng thời phóng phao cứu sinh tự động để ứng cứu người gặp nạn.
Với sáng tạo độc đáo này, “Hệ thống ứng cứu và cảnh báo chống đuối’ của Dâng và Ngọc được trao giải Ba tại Cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên nhi đồng tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XI, năm 2018 và được chọn tham gia dự thi Cuộc thitoàn quốc lần thứ 14 năm nay.
Nguyễn Lê Bảo Ngọc chia sẻ: Hiện nay ở các thành phố, hồ nước công viên, hồ điều hòa được xây dựng rất nhiều nhằm phục vụ nhu cầu con người và điều hòa không khí cho thành phố. Do đó, việc quản lý hoạt động của các hồ nước công viên, hồ điều hòa rất được quan tâm, nhất là các vấn đề kiểm soát mọi người xuống nước ở các hồ, tránh các hiện tượng đuối nước thương tâm xảy ra. Từ những vấn đề thực tế đó, chúng em mong muốn nghiên cứu, chế tạo ra một sản phẩm ứng dụng thực tế hữu ích nhằm đưa ra cảnh báo và ứng cứu khi có người người xuống hồ bị đuối nước - Hệ thống ứng cứu và cảnh báo chống đuối nước vừa có chức năng cảnh bảo và ứng cứu đuối nước này là đáp án trả lời của chúng em sau 3 tháng nghiên cứu thực hiện.
Để đáp ứng yêu cầu chức năng ứng cứu cảnh báo chống đuối nước thiệt bị được thiết kế và chúng em đã sử dụng một sử dụng hộp nhựa chống nước để dựng thiết bị mạch điều khiển gồm có cảm biến đo góc nghiêng và mạch arduino uno R3 để đo biên độ dao động sóng nước trong hồ nước; loa cảnh báo để thông báo khi có người ngã xuống nước; bộ phát sóng RF thông báo cho người quản lý (bảo vệ công viên biết); sử dụng phao để đặt thiết bị trên phao nổi trên mặt nước; sử dụng pin năng lượng mặt trời để cung cấp năng lượng cho mạch; sử dụng vật đối trọng giữ vị trí cho thiết bị không bị trôi; sử dụng hệ thống phóng phao cứu sinh tức thời. Khi sử dụng, thiết bị chỉ cần được thả ven các bờ hồ, ao,.. được níu giữ bằng các đối trọng lực và thiết bị được cấp điện liên tục bởi năng lượng mặt trời để hoạt động.
Triều Dâng cho biết thêm: Hệ thống ứng cứu cảnh báo chống đuối nước hoàn toàn tự động định vị, phát hiện bị người đuối nước và ứng cứu kịp thời người đuối nước trước khi mọi người tới ứng cứu. Điều này được thể hiện qua hai chức năng chính của hệ thống thiết bị này, đó là:
Thiết bị tự động định vị và phát hiện có người hoạt động dưới nước, khi một người vô ý hay cố ý trượt ngã xuống nước, theo bản năng sinh tồn sẽ đập mạnh tay, chân dưới nước để nổi lên. Điều đó tạo ra sóng nước với biên độ lớn trong một khoảng thời gian. Thiết bị được đặt nổi trên mặt nước sẽ thu nhận biên độ dao động sóng nước đó khi đạt mức cho phép trong một khoảng thời gian nhất định và nhanh chóng đưa ra thông báo, cảnh báo bằng loa và phát tín hiệu RF đến trung tâm quản lý hồ nước để có sự ứng cứu kịp thời.
Thiết bị ứng cứu kịp thời khi có người đuối nước, khi có người ngã xuống nước, ngoài chức năng đưa ra cảnh báo bằng loa, đèn, phát tín hiệu RF để thông báo mọi người đến ứng cứu thì hệ thống đồng thời thực hiện chức năng ứng cứu, hệ thống tự động bung phao cứu sinh để người bị nạn có thể bắt được phao cứu sinh cho người bị đuối nước.
GS.TS. Trần Hữu Dàng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế đánh giá: Hệ thống ứng cứu và cảnh báo chống đuối nước của em Dâng và Ngọc là một trong những đề tài được Ban tổ chức Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh trao giải Ba và đánh giá cao tính sáng tạo, khả năng ứng dụng rộng rãi.
Bài, ảnh: Hồ Thành