ClockThứ Sáu, 05/05/2023 18:23

Bào chế dược liệu từ phương thuốc triều Nguyễn

Phạm Đức Lương, cậu học trò đam mê lịch sửNguyễn Khoa Hùng - Học sinh 3 tốtTrao 154 suất học bổng Nguyễn Trường Tộ cho sinh viên Đại học Huế

leftcenterrightdel
 Hai “dược sĩ” nhí Thúy Hà (bên trái) và Hồng Yến (bên phải)

Đó là một đề tài “hết sức nghiêm túc” so với độ tuổi của các em, không chỉ bất ngờ với thầy cô mà cả bạn bè lẫn phụ huynh. Lý giải điều đó, Thúy Hà và Hồng Yến cười: “Trước tình trạng thời tiết diễn biến thất thường và những hậu quả để lại do dịch COVID-19, dịch cúm với các biểu hiện như ho, khan tiếng, mệt mỏi, giấc ngủ không yên là tình trạng chung của rất nhiều người”. Khi đến nhà thuốc, người bệnh thường được tư vấn sử dụng kháng sinh để điều trị để lại nhiều tác dụng phụ. Trong khi đó, là kinh đô cũ, Huế có những bài thuốc Đông y rất tốt.

Khi lựa chọn đề tài cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh THPT năm 2023, Võ Nguyễn Thúy Hà và Nguyễn Thị Hồng Yến (lớp 12B9 Trường THPT Phú Bài) đem đến một đề tài thú vị và thiết thực, đó là “Nghiên cứu quy trình bào chế cốm hòa tan và viên ngậm từ bài thuốc Kim thủy lục quân của Thái Y viện triều Nguyễn”. Đây là một bài thuốc có tác dụng tuyên phế, chỉ khái, khai âm (thanh), chủ trị ho do cảm, khan tiếng và mất tiếng.

ThS. Lê Thị Thu Hồng, giáo viên hướng dẫn, ngạc nhiên: “Hai em đã ý thức được giá trị quý báu của các bài thuốc cổ truyền nói chung và tinh hoa y học Thái Y viện triều Nguyễn nói riêng”. Cô cho biết: “Các em là những học sinh có tinh thần học hỏi cao, biết tiếp thu, biết tìm tòi từ sách vở cũng như tìm hiểu, đọc, học về lĩnh vực này”.

Trên nền tảng phương thuốc Đông y đã có, hai cô học trò mày mò sáng kiến để tìm ra một sản phẩm Đông y phù hợp hơn so với quy trình “sắc nấu” rườm rà xưa, thuận tiện cho người sử dụng thời 4.0. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, bào chế thành thuốc cốm hòa tan và viên ngậm không dễ dàng. Những “dược sĩ” nhỏ bền bỉ chưng cất, thử nghiệm các loại tá dược với những tỷ lệ khác nhau, thử đi thử lại rất nhiều lần để đưa ra công thức có độ chính xác cao. Thử nhiều, thất bại cũng nhiều, có lúc hai em đã muốn bỏ cuộc. Nhưng may mắn, đó cũng là lúc mà cô Thu Hồng xuất hiện không chỉ với vai trò cố vấn, mà còn là người cổ vũ các em vượt qua. Cô trở thành “thuốc tăng lực” mỗi khi học trò yếu lòng, giúp các em gỡ bỏ khó khăn.

Thúy Hà tâm sự: “Em thật sự may mắn khi được làm học sinh của Trường THPT Phú Bài vì trường luôn coi trọng phong trào nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh”. Nhờ vậy, cùng với sự ham học hỏi, những học sinh như Thúy Hà và Hồng Yến đã luôn được hỗ trợ tốt về tinh thần lẫn vật chất khi tham gia cuộc thi.

Kéo dài 143 năm, triều Nguyễn đã để lại một kho tàng tinh hoa về Đông y dưới dạng châu bản. Tuy nhiên, với việc được lưu giữ bằng tiếng Hán Nôm, những bài thuốc này có phần khó tiếp cận với người dân nói chung và các bạn trẻ nói riêng, ở một góc độ nào đó, những phương thuốc này đang dần bị mai một và thất truyền. Vì thế, một nghiên cứu nhỏ của nhóm bạn trẻ đến từ Trường THPT Phú Bài không chỉ góp sức khôi phục lại những bài thuốc cung đình đang dần bị mai một, quên lãng mà còn đánh động những người hữu trách và ngõ hầu mở ra một phương hướng ứng dụng sản xuất ở quy mô công nghiệp, góp đem lại nguồn lợi về kinh tế, phát triển y học cổ truyền.

Đề tài “Nghiên cứu quy trình bào chế cốm hòa tan và viên ngậm từ bài thuốc Kim thủy lục quân của Thái Y viện triều Nguyễn” đã đạt giải cao tại cuộc thi cấp tỉnh và cùng 3 đề tài đến từ Trường THPT Thuận Hóa, chuyên Quốc Học, chuyên Khoa học tham gia và đạt giải tại cuộc thi Khoa học Kỹ thuật dành cho học sinh THPT cấp Quốc gia. Thành công của đề tài lần này là động lực lớn lao để Thúy Hà và Hồng Yến thêm phần quyết tâm thi đậu ngôi trường mong ước: Trường đại học Y Dược Huế.

Bài, ảnh: PHẠM PHƯỚC CHÂU
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuông đồng - Từ triết mỹ Phật giáo đến nghệ thuật tạo hình

“Những chiếc chuông không chỉ là di sản của quá khứ mà còn là nguồn cảm hứng sáng tạo cho nghệ thuật đương đại” - nhận định này được PGS.TS. Lê Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Đào tạo - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa ra tại hội thảo “Chuông đồng thời Nguyễn – Từ triết mỹ Phật giáo đến nghệ thuật tạo hình”.

Chuông đồng - Từ triết mỹ Phật giáo đến nghệ thuật tạo hình
Thêm nguồn lực mới

Được UNESCO ghi danh, các di sản văn hóa trở thành những điểm đến du lịch hấp dẫn, tạo nên thương hiệu cho các địa phương có di sản, nâng cao đời sống cộng đồng, phục vụ phát triển bền vững tại Việt Nam.

Thêm nguồn lực mới
Đếm ngược ngày điện Cần Chánh được “hồi sinh”

Sau hơn 60 năm nghiên cứu, di tích điện Cần Chánh (Đại Nội) - một trong ba ngôi điện quan trọng mang tính biểu tượng của vương triều Nguyễn sẽ được triển khai tu bổ, phục hồi đúng dịp kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11 năm nay.

Đếm ngược ngày điện Cần Chánh được “hồi sinh”
Điểm đến

Sáng Chủ nhật 30/6, ở khu cồn mồ Ngũ Tây (phường An Tây, TP. Huế) ở mé trái chùa Thuyền Tôn đã diễn ra một nghi lễ cúng tạ lăng mộ.

Điểm đến
Tự hào quốc hiệu Việt Nam

“Quốc hiệu Việt Nam là tài sản tinh thần vô giá và linh thiêng của dân tộc Việt Nam, là niềm tự hào của mỗi người dân nước Việt. Từ trong sâu thẳm tâm thức của mình, tôi tự hào là người Việt Nam”, nhà nghiên cứu Huế Dương Phước Thu đã chia sẻ như thế nhân kỷ niệm 220 năm quốc hiệu Việt Nam.

Tự hào quốc hiệu Việt Nam

TIN MỚI

Nhỏ mũi điều hòa Lovie Baby Drops cách điều trị Bệnh lý sản phụ khoa hiệu quả tốtThuốc sevelamer 800mg Nước Uống NMN 18000
Return to top