ClockThứ Sáu, 28/08/2020 15:04

Vinh Mỹ chăm lo khuyến học

TTH - Những năm gần đây, phong trào khuyến học, khuyến tài của tại xã Vinh Mỹ (huyện Phú Lộc) ngày càng nhân rộng với nhiều phương cách mới. Từ đó, vun bồi truyền thống hiếu học, đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong mỗi gia đình, dòng họ, cộng đồng.

Lo khuyến học, chăm khuyến tàiNặng lòng với khuyến học

Nguồn quỹ khuyến học ổn định khích lệ, động viên tinh thần hiếu học

Tính đến tháng 7/2020, toàn xã có trên 600 gia đình học tập. Trong đó, nhiều gia đình tiêu biểu, như hộ ông Lương Hoài Thông, thôn 1 (5 người con là kỹ sư, cử nhân); gia đình ông Nguyễn Dũng, thôn 2 (hai con là tiến sĩ, cử nhân); gia đình ông Nguyễn Hiệp, thôn 3 (1 con cháu đạt nhiều thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi)... trở thành niềm tự hào, động lực thúc đẩy khát vọng chinh phục tri thức của con em trong xã.

Ông Phan Hoài Nam, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết, có được kết quả trên là nhờ tinh thần hiếu học và sự chung sức, chung lòng của dòng họ, thôn xóm và chính quyền địa phương. Mỗi dòng họ trở thành một địa chỉ, mỗi thôn xóm cố gắng duy trì hoạt động khuyến học, từ đó khuyến khích, động viên kịp thời những học sinh đạt thành tích cao, giáo viên dạy giỏi và học sinh nghèo hiếu học.

Với tinh thần ấy, 13 dòng họ lớn và 6 xóm trên địa bàn xã duy trì đều đặn các hoạt động khuyến học. Không chỉ dừng lại ở tuyên dương, khen thưởng, công tác khuyến học được chú trọng một cách bài bản và trở thành hoạt động thiết thực mà mỗi họ tộc, thôn xóm đều ra sức vun đắp. Họ Đoàn tại thôn 3 tổ chức hội thảo về công tác khuyến học, khuyến tài trong dòng họ. Họ Lương có cách làm khuyến học mới mẻ, động viên kịp thời, sâu sát hơn thông qua trưởng phái. Những dòng họ khác như họ Phan, họ Nguyễn, họ Hoàng, họ Trần... đều có nguồn quỹ khuyến học ổn định và bền vững. Đưa khuyến học trở thành một trong những nội dung quan trọng khi các chi, phái sum vầy với mục đích răn dạy con cháu, lan tỏa và khuyến khích tinh thần hiếu học.

Anh Lương Văn Hoà, Phó ban Khuyến học họ Lương, chia sẻ: “Chúng tôi mở rộng phạm vi và hình thức khen thưởng cho con cháu trong dòng họ. Theo đó, con cháu họ Lương cả ở trong và ngoài nước khi đạt thành tích tốt trong học tập hay các kỳ thi... đều sẽ được tuyên dương, khen thưởng kịp thời”. Các trưởng phái là người đảm nhận việc thu thập thông tin, chuyển danh sách về ban khuyến học. Giấy khen, phần thưởng sẽ được trao vào dịp hè (do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên hoạt động năm nay tạm ngưng). Với con cháu phương xa, trưởng phái sẽ theo địa chỉ chuyển những phần quà khen thưởng đến tận gia đình của các em.

Ngoài khoản đóng góp 30 triệu mỗi năm. Họ Lương còn nguồn tiền khuyến học trị giá cả tỷ đồng. Số lãi hàng năm sẽ được trích cố định để kịp thời động viên, khen thưởng con em đạt thành tích tốt trong học tập, rèn luyện. Với các dòng họ khác, nguồn quỹ luôn duy trì ổn định từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng. Riêng các đơn vị học tập, nguồn quỹ đều ổn định tương đương, trong đó, Hội Khuyến học xã đạt trên 200 triệu đồng.

Hoạt động phát thưởng tại dòng họ diễn ra vào ngày giỗ chạp. Với các xóm, thời gian khen thưởng sẽ được tổ chức vào ngày cầu an (thường sau Tết Nguyên đán) để con cháu phương xa có dịp tụ họp, sum vầy. Ngoài vinh danh, hoạt động khuyến học còn thắt chặt tình đoàn kết, tạo thời gian để các em trao đổi kinh nghiệm, nêu gương. Ông Phan Xuân Độ, Chủ tịch Hội Khuyến học xã đúc kết: “Không chỉ tác động tích cực với phong trào học tập suốt đời, sự phát triển của khuyến học còn gắn kết con em trong và ngoài địa phương, từ đó lan tỏa tinh thần hiếu học, khát vọng vươn lên bằng tri thức”.

Qua 5 năm triển khai xây dựng và thực hiện các mô hình học tập theo Quyết định 281/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” và “Đơn vị học tập” tại Vinh Mỹ ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng. Khuyến học, khuyến tài đã trở thành nội dung quan trọng, thể hiện tinh thần, khát vọng học tập của bao thế hệ tại miền quê bên chân sóng này. Ông Phan Hoài Nam cho biết, thời gian tới, ngoài huy động nguồn lực xã hội hóa, các chi hội khuyến học sẽ được chú trọng phát triển. Từ đó kết hợp với thôn xóm, họ tộc phát triển hoạt động sâu rộng, sát thực hơn.

Bài, ảnh: Mai Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hỗ trợ, chăm lo cho phụ nữ đơn thân, yếu thế

Chẳng may đau ốm, bệnh tật... khiến nhiều phụ nữ rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn. Nhưng, họ chưa bao giờ bị “bỏ lại phía sau”, bởi bên cạnh họ luôn có sự giúp đỡ, chăm lo của các cấp hội phụ nữ.

Hỗ trợ, chăm lo cho phụ nữ đơn thân, yếu thế
TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI VÀ QUỸ BẢO TRỢ TRẺ EM:
Tận tình chăm lo người yếu thế

Có những hoàn cảnh không nơi nương tựa, bị bỏ rơi hay những người ở tuổi xế chiều, không người thân chăm sóc đã đến với Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em (gọi tắt Trung tâm). Do hoàn cảnh hay tự nguyện, họ đến đây để tìm "hơi ấm" sẻ chia, chăm sóc. Có những người đã gắn bó, trưởng thành, sống vui khỏe khi được nương tựa ở mái ấm tình thương này.

Tận tình chăm lo người yếu thế
Chăm lo lưu học sinh Lào

Là trường cao đẳng duy nhất trên địa bàn tỉnh đào tạo và cấp chứng chỉ năng lực tiếng Việt cho lưu học sinh (LHS) Lào, Trường Cao đẳng Huế đã và đang thực hiện tốt nhiệm vụ vừa nâng cao chất lượng đào tạo, vừa tích cực chăm lo cho LHS.

Chăm lo lưu học sinh Lào
Return to top