ClockChủ Nhật, 05/11/2023 07:48

Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2023-2024 diễn ra ngày 5-6/1/2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có công văn gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục đại học có trường Trung học Phổ thông chuyên về việc tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia Trung học Phổ thông năm học 2023-2024.

Hơn 2.700 học sinh thi học sinh giỏi cấp tỉnhGiáo dục mũi nhọn: Khát vọng để vươn cao - Kỳ 2: Đầu tư cho tương laiThầy giáo “có tay” bồi dưỡng học sinh giỏi Học sinh Quốc Học Huế đạt 28 huy chương và giải thưởng

Ảnh tư liệu: TTXVN 

Theo đó, kỳ thi diễn ra trong hai ngày 5-6/1/2024. Cụ thể, ngày 5/1/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thi viết các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc và thi lập trình trên máy vi tính môn Tin học. Ngày 6/1/2024, thi viết các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học; thi nói các môn: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc và thi lập trình trên máy vi tính môn Tin học.

Giờ cắt bì đề thi tại phòng thi là 7 giờ 50 phút. Thời gian bắt đầu làm bài của mỗi buổi thi là 8 giờ.

Nội dung thi theo Chương trình giáo dục Trung học Phổ thông 2006 và hướng dẫn thực hiện chương trình chuyên sâu các môn chuyên cấp Trung học Phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Về việc đăng ký dự thi, trước ngày 15/11/2023, các Hội đồng coi thi gửi bản đăng ký dự thi (scan) và file dữ liệu về Cục Quản lý Chất lượng. Trước ngày 20/12/2023, Cục Quản lý chất lượng sẽ thông báo cho các đơn vị dự thi về việc tổ chức các Hội đồng coi thi và việc điều động nhân sự tham gia các Hội đồng coi thi. Người được cử đi coi thi môn Tin học và coi thi các môn Ngoại ngữ phải là giáo viên đang giảng dạy chính môn đó ở cấp Trung học Phổ thông. Trong trường hợp cần thiết có thể sử dụng giáo viên Trung học Cơ sở môn Ngoại ngữ. Ngoài ra, giáo viên được cử đi coi các môn Ngoại ngữ phải biết sử dụng thành thạo máy vi tính và các thiết bị nghe nhìn để đáp ứng nhiệm vụ coi thi.

Năm học 2023-2024 là năm học đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo áp dụng quy chế mới về kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia. Điểm mới đáng chú ý trong kỳ thi năm nay là các địa phương được nâng số học sinh dự thi ở từng môn thi. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng sẽ tăng tỷ lệ giải của kỳ thi. Cụ thể là sẽ có 60% đạt giải từ giải Khuyến khích trở lên (những năm trước là 50%); trong đó, tổng số giải Nhất, Nhì, Ba không vượt quá 60% tổng số giải, số giải Nhất không vượt quá 5% tổng số giải.

Các học sinh tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia Trung học Phổ thông (dù đoạt giải hay không ạt giải) đều được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp giấy chứng nhận.

Theo TTXVN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn

Ngày 24/7, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Tổ chức CRS tập huấn cho cán bộ quản lý và giáo viên nòng cốt cấp trung học cơ sở (THCS) về giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn.

Giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn
Đa dạng hình thức giáo dục pháp luật cho người trẻ

Hình thành thói quen “Sống và làm theo Hiến pháp và pháp luật” trong đoàn viên, thanh niên thông qua tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật là mục tiêu tổ chức Đoàn hướng đến trong giai đoạn hiện nay.

Đa dạng hình thức giáo dục pháp luật cho người trẻ
LHQ kêu gọi “sự thay đổi mạnh mẽ” để chuyển đổi giáo dục trên toàn thế giới

Tham gia Sự kiện đặc biệt về Giáo dục chuyển đổi - một phần của Diễn đàn chính trị cấp cao (HLPF) đang diễn ra và hướng tới Hội nghị thượng đỉnh Tương lai sắp tới vào tháng 9/2024, Tổng thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh giữa cuộc khủng hoảng toàn cầu về giáo dục hiện nay, cần một “sự thay đổi mạnh mẽ” để hình thành một thế giới hòa bình, bền vững và công bằng hơn.

LHQ kêu gọi “sự thay đổi mạnh mẽ” để chuyển đổi giáo dục trên toàn thế giới
Tập huấn kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật

Sáng 11/7, Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho báo cáo viên pháp luật (BCVPL), công chức pháp chế các bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương, địa phương trên phạm vi toàn quốc.

Tập huấn kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật
Gỡ vướng cho môn giáo dục địa phương

Giáo dục địa phương (GDĐP) là một môn học bắt buộc trong Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, được thực hiện xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12 với 35 tiết/1 lớp học/năm học. Nội dung môn học này rất phong phú và đa dạng, liên quan đến lịch sử, địa lý, kinh tế - xã hội, truyền thống văn hóa của địa phương… Qua đó, giúp học sinh hình thành ý thức trách nhiệm trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa của quê hương. Tuy nhiên, qua gần hai năm thực hiện, một số trường vẫn còn lúng túng và gặp nhiều vướng mắc trong việc phân công giáo viên giảng dạy và khi thực hiện dạy học các chủ đề của môn học này.

Gỡ vướng cho môn giáo dục địa phương

TIN MỚI


Fatal error: Uncaught RedisException: Cannot assign requested address in /www/s6.textlink.vn/public_html/plugin_ajax.php:46 Stack trace: #0 /www/s6.textlink.vn/public_html/plugin_ajax.php(46): Redis->connect('192.168.0.6', 6379) #1 {main} thrown in /www/s6.textlink.vn/public_html/plugin_ajax.php on line 46
Return to top