ClockChủ Nhật, 11/09/2022 06:32

Năm học mới & mối ưu tư cũ

TTH - Năm học mới 2022-2023 bắt đầu trong niềm vui lớn đã kiểm soát được dịch bệnh. Nhưng cũng là năm học với rất nhiều thách thức, như thông điệp của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn.

Năm học 2022-2023: Năm trọng tâm của đổi mới giáo dục phổ thôngRộn rã ngày khai trường

Năm học 2022-2023 được xác định là năm trọng tâm triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Ảnh: NGỌC MINH

Ông Nguyễn Kim Sơn cho biết, năm học 2022-2023 được xác định là năm trọng tâm triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (còn gọi là chương trình phổ thông mới). Cụ thể là, triển khai chương trình mới đối với lớp 3, lớp 7, lớp 10; thẩm định sách giáo khoa các lớp 4, 8, 11; chuẩn bị biên soạn sách cho lớp 5, 9 và 12. Theo lộ trình này, chỉ hai năm nữa là chương trình mới sẽ áp dụng cho toàn bộ hệ giáo dục phổ thông.

Đến lúc này không còn bàn luận gì thêm về chương trình giáo dục mới, bởi vì nó đã thực sự là đổi mới, cả về tư duy lẫn phương pháp, cả hình thức lẫn nội dung, cả việc dạy lẫn việc học... Điều đáng quan tâm lúc này là thực hiện nó để có một nền giáo dục hiện đại mà các quốc gia năm châu bốn bể đã nhờ đó mà trở nên hùng cường. Và một lần nữa, mệnh đề tiên quyết “bắt đầu từ người thầy” lại được đặt ra. “Chỉ khi nào lực lượng giáo viên đổi mới, phát triển thì nhiệm vụ đổi mới giáo dục của toàn ngành mới được thực hiện tốt” - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã nhấn mạnh như thế trong nội dung trả lời Thông tấn xã Việt Nam vào ngày đầu năm học này.

Giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội, nhưng sự nghiệp đó phải bắt đầu từ người thầy. Cuộc đổi mới lần này là căn bản và toàn diện càng đặt ra trách nhiệm nặng nề hơn cho người thầy. Nhưng nhìn vào thực tế của đội ngũ giáo viên hiện nay, khiến chúng ta không thể không ưu tư. Một mối ưu tư cũ, suốt từ bao năm qua, lại tiếp tục đặt ra ngay đầu năm học mới.

Năm học 2022-2023 được xác định là năm trọng tâm triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Theo Bộ GD&ĐT, cả nước còn thiếu 95.000 giáo viên các cấp, nhất là giáo viên để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong báo cáo tổng kết năm học 2021-2022, Bộ GD&ĐT thừa nhận tỷ lệ giáo viên/lớp chưa đáp ứng đúng với quy định của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Số lượng thiếu trầm trọng, mà chất lượng giáo viên hiện tại vẫn là một nỗi lo lớn. Sau các cuộc tập huấn cho giáo viên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, một chuyên gia thổ lộ với chúng tôi rằng mối lo ngại lớn vẫn là giáo viên, cả thái độ lẫn trình độ. Chương trình mới này đã thật sự là mô hình giáo dục hiện đại, không khác gì với mô hình của các nước có nền giáo dục tiên tiến như Phần Lan, Mỹ, Nhật Bản... Nhưng mô hình giáo dục hiện đại đó có thực hiện được không là do đội ngũ giáo viên quyết định.

Bộ Chính trị đã quyết định bổ sung trên 65.900 biên chế giáo viên cho các địa phương trong giai đoạn 2022 - 2026. Bộ GD&ĐT đã gấp rút đề nghị UBND các tỉnh, thành  khẩn trương tuyển dụng 27.850 giáo viên cho năm học mới này. Số còn lại sẽ tiếp tục đào tạo và tuyển dụng trong lộ trình đến năm 2026. Trong bốn năm (2022 - 2026) phải có thêm 65.900 giáo viên, liệu có thể đáp ứng đủ không, cả số lượng lẫn chất lượng?

Có ý kiến trả lời rằng, với chế độ miễn học phí mà lại được Nhà nước cấp hỗ trợ sinh hoạt phí 3,63 triệu đồng/tháng, hy vọng các trường đại học sư phạm của cả nước có thể thu hút mạnh sinh viên và đáp ứng được chất lượng nhờ đầu vào được nâng cao hơn. Nhưng nếu sau khi tốt nghiệp, đi làm giáo viên với đồng lương eo sèo, liệu họ có yên tâm để thực hiện cuộc đổi mới giáo dục căn bản và toàn diện với đòi hỏi rất cao cả trí tuệ lẫn tâm đức của người thầy hay không?

Cũng trong ngày khai trường đầy trang trọng này, một nhà giáo đã gửi cho Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lá thư với những đề đạt tâm huyết và rất thực tế. “Thưa Thủ tướng, học sinh giỏi hiện nay rất ít học ngành sư phạm. Các sinh viên đang học sư phạm và đã ra trường có bao nhiêu % giỏi, có được mấy người yêu nghề? “Con chuột chạy cùng sào” ấy vào sư phạm vì gặp chăng hay chớ kiếm một cái nghề cho có... Có nhiều nguyên nhân để người giỏi không mặn mà với sư phạm. Nhưng chủ yếu là “có thực mới vực được đạo”. 

Tác giả lá thư là nhà giáo Hoàng Thị Thu Hiền, nguyên giáo viên Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP. Hồ Chí Minh. Lời giãi bày của nhà giáo thật thẳng thắn mà xót xa làm sao: “Nghề thầy không thể cao quý khi bị nhìn bằng con mắt thương hại rẻ rúng. Và càng không thể cao quý khi đồng lương thấp kém. Cái nghèo thường bị người đời đồng nhất với hèn”.

Chúng ta đã nói nhiều về sự hy sinh của người thầy. Bắt đầu từ sự hy sinh ấy thì nền giáo dục mới có thể thoát khỏi vòng luẩn quẩn “lương thấp - chất lượng thấp”. Nhưng không thể có một nền giáo dục hiện đại, nếu người thầy không thể sống đủ bằng lao động của chính nghề dạy học!

Bài: MINH ĐĂNG -

Ảnh minh họa: TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRI PHƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ:
Hướng tới cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao của cả nước

PGS.TS. Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo: "Trường đại học Sư phạm, ĐHH là một trong những cơ sở giáo dục đại học chất lượng tốp đầu của cả nước. Tuy nhiên, để trở thành cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao thì trường phải có sự nhìn nhận, đánh giá một cách thực tiễn, khách quan để có sự đầu tư đúng hướng".

Hướng tới cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao của cả nước
Trường cao đẳng Du lịch Huế:
Nhiều tập thể, cá nhân được Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL tặng bằng khen

Sáng 28/10, Trường cao đẳng Du lịch Huế tổ chức kỷ niệm 25 năm ngày thành lập trường (28/10/1999 - 28/10/2024) và khai giảng năm học mới 2024 - 2025. Đến dự buổi lễ, có các ông: Hồ An Phong, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL); Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Nhiều tập thể, cá nhân được Bộ trưởng Bộ VH,TT DL tặng bằng khen
Truyền thông phòng chống HIV/AIDS cho gần 1.500 học sinh

Ngày 26/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh tổ chức truyền thông phòng chống HIV/AIDS cho gần 1.500 học sinh các trường THTP Cao Thắng, Gia Hội, Nguyễn Huệ.

Truyền thông phòng chống HIV AIDS cho gần 1 500 học sinh
Kiên cố hóa trường, lớp và nhà công vụ cho giáo viên

Sáng 25/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị tổng kết công tác xã hội hóa về kiên cố hóa trường, lớp và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013-2023. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn dự và chỉ đạo hội nghị.

Kiên cố hóa trường, lớp và nhà công vụ cho giáo viên

TIN MỚI

Return to top