ClockThứ Sáu, 27/09/2024 14:46

Nghiên cứu liên ngành là xu hướng tất yếu

TTH.VN - Ngày 27/9, Trường đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế tổ chức hội thảo Quốc gia nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy Ngôn ngữ lần thứ X.

Cập nhật chiến lược và kết quả nghiên cứu mới về điều trị bệnh lý thoái hóa cột sống Lựa chọn sản phẩm chủ lực tỉnh đề xuất sản phẩm chủ lực quốc giaNhiều lợi thế khi xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm hội nghị khoa học quốc gia, quốc tếĐưa các nghiên cứu khoa học công nghệ trở thành sản phẩm thương mại

Hội thảo quy tụ khoảng 250 đại biểu là báo cáo viên, nhà khoa học, giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên 

Hội thảo quy tụ khoảng 250 đại biểu là báo cáo viên, nhà khoa học, giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên của Trường đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế và các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu trong nước và quốc tế.

Công tác nghiên cứu khoa học đóng vai trò quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giảng dạy tại các trường đại học; trong đó, nghiên cứu liên ngành được xem như một xu hướng tất yếu và cần thiết của hoạt động nghiên cứu. Mục đích của hội thảo lần này nhằm tạo diễn đàn học thuật, trao đổi thông tin khoa học cập nhật, báo cáo kết quả nghiên cứu, khả năng ứng dụng nghiên cứu trong lĩnh vực ngôn ngữ, giảng dạy ngôn ngữ. Đồng thời, tạo điều kiện kết nối, tăng cường trao đổi, hợp tác nghiên cứu khoa học giữa các nhà nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

Các đại biểu tham gia hội thảo đã thảo luận, đề xuất nhiều nội dung liên quan, như ngôn ngữ học, ngôn ngữ học ứng dụng; biên phiên dịch, đào tạo biên phiên dịch; các xu hướng nghiên cứu trong giảng dạy ngôn/ngoại ngữ; phương pháp, kỹ thuật giảng dạy và yếu tố liên quan văn hóa trong dạy ngôn/ngoại ngữ; phát triển chuyên môn nghiệp vụ, tư duy phản biện trong dạy ngôn/ngoại ngữ; kiểm tra đánh giá, phát triển tài liệu trong dạy và học ngôn/ngoại ngữ; công nghệ, trí tuệ nhân tạo trong dạy và học ngôn/ngoại ngữ; các vấn đề trong dạy và học ngoại ngữ theo chương trình giáo dục phổ thông…

Tin, ảnh: Hoàng Triều
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tái tạo nguồn lợi thủy sản là xu thế tất yếu

Được các ban ngành, địa phương thực hiện đều khắp trên các thủy vực, tính riêng số lượng giống thủy sản thả vào biển, đầm phá, sông trong năm 2023 đạt 1,5 triệu con, gấp 20 lần so với 10 năm trước.

Tái tạo nguồn lợi thủy sản là xu thế tất yếu
Hướng đến Trung tâm Công nghệ sinh học Quốc gia miền Trung

Đó là mục tiêu của Đại học Huế. Điều này không chỉ tăng vai trò, vị thế của Viện Công nghệ sinh học nói riêng, của Đại học Huế nói chung mà cả thành phố trực thuộc Trung ương trong thời gian đến. Để hiểu rõ hơn về định hướng, các giải pháp thực hiện và vai trò của trung tâm trong tương lai, Thừa Thiên Huế Cuối tuần có cuộc trao đổi với PGS.TS. Trương Thị Hồng Hải, Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế.

Hướng đến Trung tâm Công nghệ sinh học Quốc gia miền Trung
“Vua nhạc cụ” Pi Ke Dơ

Với khả năng ca hát và sử dụng thuần thục các loại nhạc cụ dân tộc, nghệ nhân Pi Ke Dơ, 50 tuổi, xã Hồng Bắc còn được đồng bào Pa Cô gọi vui là “vua nhạc cụ”. Ông đã dành hơn 30 năm để nghiên cứu, chế tạo các nhạc cụ truyền thống và trở thành một nghệ nhân sáng tác nhạc cụ tinh xảo bậc nhất của huyện A Lưới.

“Vua nhạc cụ” Pi Ke Dơ
Người gieo nắng ấm

Chưa từng được thấy ánh sáng mặt trời vì bị khiếm thị bẩm sinh, nhưng anh Vũ Văn Tuấn (SN 1990), Phó Chủ tịch Hội Người mù (HNM) tỉnh lại có một trái tim ấm áp khi luôn mang "nắng ấm" đến với những người kém may mắn.

Người gieo nắng ấm
Return to top