ClockThứ Sáu, 09/12/2022 18:42

Quảng bá hình ảnh giáo dục nghề nghiệp

TTH.VN - Nhằm đẩy mạnh quảng bá hình ảnh của giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trong các trường đối tác, Chương trình "Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam" do Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) phối hợp với Tổng cục GDNN- Bộ LĐTB&XH tổ chức tập huấn "Tiếp thị nội dung và copywriting cho GDNN" dành cho các cán bộ phụ trách truyền thông của 11 trường cao đẳng trên toàn quốc là đối tác của Chương trình diễn ra tại TP. Huế từ ngày 7 đến 9/12.

Bắt kịp nhu cầu về nhân lực của doanh nghiệp và hội nhập33 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tỉnh năm 2021Thay đổi nhận thức về học nghềThắp đam mê cho học sinh qua hoạt động trải nghiệm thực tế

Trao đổi, chia sẻ về kỹ năng quảng bá, truyền thông về giáo dục nghề nghiệp 

Chương trình "Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam" được ủy quyền bởi Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển CHLB Đức (BMZ) và thực hiện bởi GIZ phối hợp với Tổng cục GDNN- Bộ LĐTB&XH triển khai thực hiện trên địa bàn 10 tỉnh, thành, trong đó có Thừa Thiên Huế.

Mục tiêu của Chương trình là nâng cao chất lượng của GDNN để thích ứng với thế giới việc làm không ngừng thay đổi, ngày càng trở nên xanh và được số hóa hơn.

Các chủ đề hoạt động chính của Chương trình bao gồm: Tư vấn chính sách về cải cách hệ thống và hành chính để nâng cao tính thích ứng của GDNN trong thế giới việc làm không ngừng thay đổi; hỗ trợ 11 trường cao đẳng chất lượng cao cung cấp những khóa đào tạo theo mô-đun ở trình độ cấp trung cấp và cao đẳng, định hướng tiêu chuẩn của Đức và quốc tế; đồng thời phù hợp với những yêu cầu và quy định của Việt Nam.

Để nhiều người chọn trường nghề, công tác và hình thức truyền thông, quảng bá hình ảnh giáo dục nghề nghiệp là rất quan trọng

Đối với hoạt động truyền thông về GDNN, Chương trình chú trọng đến việc nâng cao năng lực của các cán bộ tại các cơ sở, từ đó đẩy mạnh công tác truyền thông nội bộ và truyền thông quảng bá.Thúc đẩy việc xây dựng hình ảnh tại các cơ sở GDNN, từ đó thu hút người học tham gia học nghề, nâng cao tỷ lệ người học nghề tại Việt Nam.

Tại Thừa Thiên Huế, HueIC là cơ sở GDNN được Chương trình hỗ trợ trong nhiều hoạt động, với 2 ngành trọng tâm là cơ điện tử; kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải. Nhà trường được đánh giá là một trong những cơ sở triển khai có hiệu quả chương trình, góp phần nâng cao hình ảnh GDNN tại địa phương, đồng thời đẩy mạnh công tác phân luồng trong giáo dục hiện nay.

Tin, ảnh: HOÀI NGỌC

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đào tạo & giữ chân người tài

Tròn đúng 10 năm sau hội thảo “Thừa Thiên Huế - đất học và tài năng” (12/11/2014), Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế lại mở hội thảo khoa học “Chính sách sử dụng người tài - lịch sử và vấn đề đặt ra” vào ngày 16/11/2024. Vấn đề đặt ra ở đây vẫn là câu chuyện về tài năng và vấn đề sử dụng người tài.

Đào tạo  giữ chân người tài
Đào tạo, hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn

Tối 17/12, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) TP. Huế phối hợp với Trung tâm REACH Huế tổ chức hội nghị tổng kết 2 năm (2023-2024) dự án đào tạo và hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn “Mở đường cho thanh niên lập nghiệp”.

Đào tạo, hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn
Bàn giao 30 bác sỹ trẻ và khai giảng khóa đào tạo bác sỹ chuyên khoa cấp I

Ngày 7/12 tại Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế, Bộ Y tế tổ chức lễ bàn giao 30 bác sỹ trẻ vừa tốt nghiệp khóa đào tạo bác sỹ chuyên khoa cấp I - lớp 3 trong tổng số 267 bác sỹ đang được đào tạo; và khai giảng lớp bác sỹ chuyên khoa cấp I - lớp 13 với 32 bác sỹ được tuyển chọn theo các tiêu chuẩn quy định.

Bàn giao 30 bác sỹ trẻ và khai giảng khóa đào tạo bác sỹ chuyên khoa cấp I

TIN MỚI

Return to top