ClockChủ Nhật, 31/03/2019 16:51

Thay đổi nhận thức về học nghề

TTH.VN - Gần 2.500 học sinh tham gia ngày hội tư vấn, định hướng, tuyển sinh học nghề tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2019 diễn ra tại Trường trung cấp Âu Lạc vào sáng 31/3, điều đó cho thấy, các em học sinh bắt đầu có cách nhìn khác về giáo dục nghề nghiệp (GDNN).

Đổi mới toàn diện hoạt động giáo dục nghề nghiệpNhiều bất cập trong sự gắn kết doanh nghiệp với trường nghềSức nóng việc làmTái cấu trúc cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng giảm đầu mối

Thao diễn nghề tại ngày hội  tư vấn, định hướng, tuyển sinh học nghề 

Học nghề thua kém đại học: Quan niệm lỗi thời

Mở đầu buổi tư vấn, TS. Vũ Xuân Hùng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho hay, đa số các bạn trẻ ở Việt Nam đều chọn học đại học để tạo dựng tương lai. Nhưng, thực tế khá buồn là rất nhiều bạn sau khi vào đại học lại thấy không phù hợp với ngành nghề đã lựa chọn, kết quả là sau khi ra trường không xin được công việc phù hợp với đam mê, sở thích và năng lực. Trong khi đó, nhiều bạn trẻ khác đã tìm con đường khác phù hợp và vừa sức hơn, đó là học nghề.

“Quan niệm học nghề thua kém hơn so với học đại học đã là quan niệm rất lỗi thời, bởi thực tế công việc cho thấy những người có tay nghề tốt khi lập nghiệp sẽ có nhiều thuận lợi và dễ thành công hơn. Ở góc độ của cơ quan quản lý nhà nước về GDNN, chúng tôi cho rằng học gì cũng tốt, nghề nào cũng hay, điều quan trọng là nghề đó phải phù hợp với bản thân, điều kiện gia đình và nhất là phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động”, TS. Vũ Xuân Hùng nhấn mạnh.

Ông Hùng cũng phân tích cho các em học sinh thấy xu thế, cơ cấu lao động của Việt Nam và thế giới; GDNN là xu thế tất yếu của các quốc gia trên thế giới. Ông cũng thông tin về những ưu thế của học nghề, như: chính sách miễn giảm học phí, chính sách hỗ trợ; thời gian học ngắn; nội dung đào tạo gắn với thực hành; nghề nghiệp đa dạng, phong phú với khoảng 825 nghề trình độ trung cấp, 559 nghề trình độ cao đẳng ở 90 nhóm ngành nghề đào tạo, bao phủ mọi lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế. Quan trọng nhất là cơ hội việc làm dễ dàng, thu nhập cao…

Học sinh tìm hiểu thông tin về các ngành nghề đào tạo

Trong không gian ngày hội, các trường cao đẳng, trung cấp không chỉ giới thiệu đến các em học sinh thông tin về các ngành nghề đào tạo, mà còn cho các em được trực tiếp trải nghiệm, tận mắt thấy nghề y, bartender, lữ hành, đầu bếp, lễ tân, mầm non… sau này sẽ làm gì. Đồng thời, tổ chức các hoạt động hoạt náo để thu hút học sinh. Một số trường cao đẳng nghề còn trực tiếp mời học sinh về trường tham quan, trải nghiệm để tìm hiểu sâu hơn về các ngành nghề đào tạo. Thế nên, học sinh rất hào hứng tham gia.

Đến từ Trường THPT Thuận An, huyện Phú Vang, Dương Thị Liền, học sinh lớp 12 chia sẻ, lần đầu tiên được tham gia ngày hội tư vấn, em mới hiểu rõ về giáo dục nghề, khác hẳn với thông tin “mù mờ” trước đây. Liền kể: “Trước đây, em chưa định hình rõ học nghề là như thế nào, nhiều ngành em chưa từng biết tới, cứ nghĩ nó vất vả, thiếu hấp dẫn nhưng hôm nay chứng kiến các bạn sinh viên thao diễn nghề, em thấy thật thú vị. Có lẽ em sẽ suy nghĩ lại về việc sẽ thi vào đại học vì học nghề mang đến cho tụi em cơ hội việc làm nhiều hơn. Em sẽ chọn học nghề du lịch”.

Định hướng phân luồng

Lần đầu tiên được Sở LĐTBXH phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức nhưng ngày hội tư vấn, định hướng, tuyển sinh học nghề tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2019 thu hút sự tham gia của gần 2.500 học sinh đến từ 34 trường THCS, THPT, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên ở Quảng Điền, Phú Lộc, Phú Vang, Hương Thủy, Hương Trà và TP. Huế. Điều đó cho thấy, các em học sinh bắt đầu có cách nhìn khác về GDNN.

Những trải nghiệm thực tế tại ngày hội thu hút học sinh tham gia

Ông Hà Văn Tuấn, Giám đốc Sở LĐTBXH cho hay, việc tổ chức ngày hội là hoạt động cao điểm của công tác truyền thông về GDNN, nhất là vào lúc mùa tuyển sinh năm học mới đang bắt đầu. Ngày hội là dịp để các em học sinh và các bậc phụ huynh được tư vấn, thông tin một cách đầy đủ về thị trường lao động việc làm, cũng như ngành nghề, phương pháp, quy mô đào tạo và hình thức tuyển sinh của các trường cao đẳng, trung cấp; về việc làm và thu nhập sau khi tốt nghiệp các khóa học, giúp học sinh có cái nhìn toàn diện hơn về công tác GDNN, để có cơ sở cho việc định hướng chọn nghề, chọn trường. Đây cũng là cơ hội để các cơ sở GDNN giới thiệu trực tiếp đến các bậc phụ huynh và các em học sinh phổ thông tiềm năng, thế mạnh, ngành nghề, quy mô đào tạo, phương thức tuyển sinh của trường, nhằm thu hút học sinh.  

Đưa học sinh đến tham gia ngày hội, cô giáo Nguyễn Thị Ngàn Thương, giáo viên Trường THPT Hương Trà cho rằng, ngày hội giúp các em được trải nghiệm thực tế về những điều giáo viên đã tư vấn trong quá trình học, giúp các em biết những thông tin cần thiết để có định hướng tốt về nghề nghiệp trong tương lai. Học sinh thường có tâm lý chung muốn vào đại học, nhưng những trải nghiệm nghề nghiệp, định hướng việc làm hôm nay khiến nhiều em thấy, không nhất thiết phải vào đại học mà có thể chọn học những nghề thời gian ngắn hơn, chi phí ít hơn, thích hợp với mức sống của người dân ở vùng quê.

Năm 2019 là năm thứ ba hệ thống GDNN trong cả nước thực hiện tuyển sinh và tổ chức đào tạo theo quy định của Luật GDNN. Thời gian qua, kết quả tuyển sinh, tổ chức đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn tỉnh đều vượt kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, cơ cấu trình độ đào tạo vẫn còn bất cập, tỷ lệ học sinh, sinh viên tham gia học nghề trình độ trung cấp và cao đẳng còn thấp, phần lớn người tham gia học nghề học ở trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng. Thực tế đó cho thấy, công tác tuyển sinh học nghề của nhiều cơ sở GDNN hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn, tốn kém nhiều chi phí. Vì thế, những hoạt động thiết thực như ngày hội tư vấn, định hướng, tuyển sinh học nghề cần được tổ chức thường xuyên hơn, nhằm truyền tải một cách đầy đủ vị trí, vai trò của hoạt động GDNN, từ đó tạo chuyển biến mạnh mẽ, thực chất công tác giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh phổ thông vào học các trình độ GDNN, giúp xã hội có nhận thức rõ ràng, tích cực hơn về học nghề, lập nghiệp thay vì học đại học.

Bài, ảnh: Minh Hiền

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dưới 0,01%

Đây là mục tiêu được nêu ra tại hội nghị tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, phương hướng hoạt động năm 2025 do Sở Y tế tổ chức chiều 17/12. Tham dự có đại diện các đơn vị y tế, các cơ quan ban ngành.

Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dưới 0,01
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại TP. Huế

Ngày 17/11, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến đã đến đình làng Dương Xuân Hạ chung vui và phát biểu chúc mừng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng bà con tổ dân phố 12, phường Thủy Xuân (TP. Huế). Cùng dự có bà Nguyễn Thị Ái Vân, TUV, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; ông Phan Thiên Định, UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Huế.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại TP Huế
Cơ hội việc làm cho sinh viên, người lao động

Ngày 15/11, Trường đại học Phú Xuân, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức sự kiện “PXUni Job Festival 2024” với sự tham gia của gần 20 doanh nghiệp hàng đầu trong nhiều lĩnh vực khác nhau, mang đến hơn 500 cơ hội việc làm hấp dẫn cho sinh viên và người lao động.

Cơ hội việc làm cho sinh viên, người lao động

TIN MỚI

Return to top