ClockThứ Tư, 13/09/2023 12:28

Thông tin mới nhất về phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Kỳ thi dự kiến gồm 10 môn, trong đó có 4 môn bắt buộc và các môn lựa chọn. Hình thức thi tự luận với môn Ngữ văn và trắc nghiệm với các môn còn lại, tập trung chủ yếu trong chương trình lớp 12.

Cân nhắc kỹ khi đưa lịch sử trở thành môn thi bắt buộcĐại học không phải là con đường duy nhấtĐiểm liệt, đáng sợ nhưng không đáng loHọc sinh 12 cần làm gì trước khi vào đại họcThừa Thiên Huế có 11 cơ sở giáo dục đỗ tốt nghiệp 100%

Học sinh dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông. (Ảnh: Hồng Giang/TTXVN) 

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa có thông báo số 1489/TB-BGDĐT kết luận về dự thảo phương án tổ chức Kỳ thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông từ năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông của lứa học sinh đầu tiên học theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018.

Theo đó, Bộ trưởng yêu cầu Cục Quản lý chất lượng nghiên cứu để tổ chức kỳ thi hằng năm vào thời điểm sớm hơn hiện nay.

Kỳ thi tổ chức theo môn, gồm các môn học bắt buộc và các môn học lựa chọn trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Tổng số có 10 môn được tổ chức thi, trong đó có 4 môn bắt buộc là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử; các môn lựa chọn gồm: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Công nghệ, Tin học.

Như vậy, kỳ thi dự kiến sẽ không bao gồm các môn lựa chọn còn lại là Âm nhạc, Mỹ thuật, Địa lý.

Bộ trưởng yêu cầu Cục Quản lý chất lượng nghiên cứu, giải trình rõ căn cứ pháp lý, cơ sở thực tiễn, những điểm mới và những khó khăn vướng mắc chủ yếu trong triển khai thực hiện để xem xét, lựa chọn số môn thi của phương án thi.

Hình thức thi như hiện nay là tự luận với môn Ngữ văn và trắc nghiệm với các môn còn lại. Nội dung thi bám sát yêu cầu cần đạt về năng lực và kiến thức chủ yếu của lớp 12 trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, có lộ trình phù hợp để tăng nội dung đánh giá năng lực mỗi năm phù hợp với thời gian học tập theo chương trình mới của học sinh.

Phương thức xét tốt nghiệp vẫn kết hợp giữa kết quả đánh giá quá trình và kết quả thi tốt nghiệp.

Bộ Giáo dục và Đào tạo giao Cục Quản lý chất lượng chủ trì hoàn thiện dự thảo phương án thi đồng thời, tiếp tục xin ý kiến bằng văn bản tới 63 sở giáo dục và đào tạo trên cả nước để có thêm căn cứ hoàn thiện, trình lãnh đạo Bộ để trình Thường trực Chính phủ xem xét, cho phép công bố trong tháng 9./.

Theo Vietnam+
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn

Ngày 24/7, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Tổ chức CRS tập huấn cho cán bộ quản lý và giáo viên nòng cốt cấp trung học cơ sở (THCS) về giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn.

Giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn
Đa dạng hình thức giáo dục pháp luật cho người trẻ

Hình thành thói quen “Sống và làm theo Hiến pháp và pháp luật” trong đoàn viên, thanh niên thông qua tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật là mục tiêu tổ chức Đoàn hướng đến trong giai đoạn hiện nay.

Đa dạng hình thức giáo dục pháp luật cho người trẻ
LHQ kêu gọi “sự thay đổi mạnh mẽ” để chuyển đổi giáo dục trên toàn thế giới

Tham gia Sự kiện đặc biệt về Giáo dục chuyển đổi - một phần của Diễn đàn chính trị cấp cao (HLPF) đang diễn ra và hướng tới Hội nghị thượng đỉnh Tương lai sắp tới vào tháng 9/2024, Tổng thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh giữa cuộc khủng hoảng toàn cầu về giáo dục hiện nay, cần một “sự thay đổi mạnh mẽ” để hình thành một thế giới hòa bình, bền vững và công bằng hơn.

LHQ kêu gọi “sự thay đổi mạnh mẽ” để chuyển đổi giáo dục trên toàn thế giới
Tập huấn kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật

Sáng 11/7, Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho báo cáo viên pháp luật (BCVPL), công chức pháp chế các bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương, địa phương trên phạm vi toàn quốc.

Tập huấn kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật
Gỡ vướng cho môn giáo dục địa phương

Giáo dục địa phương (GDĐP) là một môn học bắt buộc trong Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, được thực hiện xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12 với 35 tiết/1 lớp học/năm học. Nội dung môn học này rất phong phú và đa dạng, liên quan đến lịch sử, địa lý, kinh tế - xã hội, truyền thống văn hóa của địa phương… Qua đó, giúp học sinh hình thành ý thức trách nhiệm trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa của quê hương. Tuy nhiên, qua gần hai năm thực hiện, một số trường vẫn còn lúng túng và gặp nhiều vướng mắc trong việc phân công giáo viên giảng dạy và khi thực hiện dạy học các chủ đề của môn học này.

Gỡ vướng cho môn giáo dục địa phương

TIN MỚI

Return to top