ClockThứ Sáu, 12/05/2023 06:40

Băn khoăn việc xác định cộng điểm ưu tiên khu vực

TTH - Từ năm 2023, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy hết giá trị sử dụng, điều này dẫn đến nhiều thí sinh băn khoăn việc thực hiện xác định cộng điểm ưu tiên khu vực. Theo đại diện Hội đồng Tuyển sinh Đại học (ĐH) Huế, quyền lợi thí sinh vẫn được đảm bảo, điều cần lưu ý là thí sinh phải cẩn trọng khi cập nhật thông tin.

Tuyển sinh đại học 2023 sẽ diễn ra sớm hơn so với năm 2022Quy định về cộng điểm ưu tiên: Bảo đảm quyền lợi giữa các nhóm thí sinhTuyển sinh ĐH: Không cộng điểm ưu tiên khu vực cho thí sinh tự do

leftcenterrightdel
 Cán bộ Trường ĐH Luật tư vấn thông tin tuyển sinh 2023 cho thí sinh

Quyền lợi thí sinh được đảm bảo

Giữa những ngày thí sinh cả nước đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, nhiều em lại băn khoăn việc xác định cộng điểm ưu tiên khu vực. Hồ Văn Hải, một học sinh lớp 12 ở huyện vùng cao của Thừa Thiên Huế, lo lắng: “Điểm ưu tiên theo khu vực cũng là một lợi thế cho thí sinh. Hiện nay, sổ hộ khẩu giấy đã hết giá trị sử dụng, em và nhiều bạn thắc mắc không biết quyền lợi có bị ảnh hưởng hay khó khăn trong đăng ký không(?)”.

Theo TS. Nguyễn Công Hào, Trưởng ban Đào tạo và Công tác sinh viên ĐH Huế, điểm ưu tiên rất quan trọng với thí sinh. Hướng dẫn tuyển sinh ĐH 2023 do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành đã chỉ ra, để được hưởng ưu tiên khu vực theo nơi thường trú, thí sinh cần đăng nhập vào phần mềm tại địa chỉ http://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn theo tài khoản và mật khẩu đã được cấp. Thí sinh thực hiện kê khai đầy đủ thông tin mục “Nơi thường trú”. Đại diện Hội đồng tuyển sinh ĐH Huế khẳng định, hộ khẩu giấy hết giá trị sử dụng nhưng mọi thông tin dữ liệu dân cư đều được cập nhật lên hệ thống. Đó cũng là căn cứ để thực hiện các quy trình xét tuyển.

Khu vực ưu tiên của mỗi thí sinh được xác định theo địa điểm trường mà thí sinh đã học lâu nhất trong thời gian học cấp THPT (hoặc trung cấp); nếu thời gian học (dài nhất) tại các khu vực tương đương nhau thì xác định theo khu vực của trường mà thí sinh theo học sau cùng. Theo quy định của Bộ GD&ĐT, chính sách ưu tiên trong tuyển sinh ĐH năm 2023 vẫn được giữ nguyên cho 4 khu vực như trước đây. Mức điểm ưu tiên áp dụng cho khu vực 1 là 0,75; khu vực 2 - nông thôn là 0,5; khu vực 2 là 0,25; khu vực 3 không được tính điểm ưu tiên.

“Khu vực 1 gồm các xã khu vực I, II, III và các xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Khu vực 2 gồm các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; các thị xã, huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc Trung ương (trừ các xã thuộc khu vực 1). Khu vực 3 là các quận nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương. Khu vực 2 nông thôn là các địa phương không thuộc khu vực 1, khu vực 2, khu vực 3 như đã nói”, một chuyên gia giáo dục cho hay.

leftcenterrightdel
 Cán bộ Trường ĐH Khoa học tư vấn thông tin tuyển sinh 2023 cho thí sinh

Khai báo đúng thông tin

Theo các chuyên gia giáo dục, thí sinh cần ghi nhớ là phải khai báo quá trình học tập các năm học lớp 10, 11, 12 trên hệ thống gồm các thông tin: Mã tỉnh/thành phố, mã huyện/quận và mã xã/phường, từ đó hệ thống sẽ tự tính thí sinh thuộc khu vực nào. Sau khi điền đủ các mã đơn vị hành chính vào các ô, thí sinh ghi rõ tên xã/phường, huyện/quận, tỉnh/thành phố vào dòng trống. Thí sinh thường trú trên 18 tháng ở khu vực 1 (xã khó khăn hoặc xã đặc biệt khó khăn) trong thời gian học THPT hoặc trung cấp thì tích vào ô “Nơi thường trú trên 18 tháng ở khu vực 1”. Thí sinh thường trú trên 18 tháng ở xã đặc biệt khó khăn trong thời gian học THPT hoặc trung cấp tích vào ô “Nơi thường trú trên 18 tháng ở xã đặc biệt khó khăn”. Thí sinh đáp ứng cả 2 điều kiện vừa nêu tích cả vào 2 ô.

Những trường hợp thuộc diện ưu tiên đối tượng hoặc khu vực có liên quan đến nơi thường trú phải khai thời gian thường trú trên 18 tháng tại khu vực 1 (xã khó khăn hoặc xã đặc biệt khó khăn) hoặc trên 18 tháng ở xã đặc biệt khó khăn trong thời gian học THPT hoặc trung cấp. Đối với các cơ sở giáo dục THPT do thay đổi địa giới hành chính, chuyển địa điểm hoặc thay đổi cấp hành chính, chính sách dẫn đến thay đổi mức ưu tiên khu vực thì mỗi giai đoạn hưởng mức ưu tiên khác nhau, cơ sở giáo dục sẽ được gán một mã cơ sở giáo dục khác nhau cùng với một mức ưu tiên khu vực phù hợp.

Để thực hiện kiểm tra, đối chiếu và xác nhận về diện ưu tiên theo nơi thường trú cho thí sinh, điểm tiếp nhận hồ sơ/cơ sở đào tạo có thể tra cứu thông tin công dân từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thông qua tiện ích được cung cấp trên hệ thống quản lý thi. Để tránh việc thí sinh cộng điểm ưu tiên 2 lần, nếu cơ sở đào tạo sử dụng điểm xét tốt nghiệp để xét tuyển, thì phải trừ đi điểm ưu tiên đã được cộng vào trong điểm xét tốt nghiệp sau đó mới cộng thêm ưu tiên theo quy chế tuyển sinh.

Theo Hội đồng Tuyển sinh ĐH Huế, trong hướng dẫn tuyển sinh, Bộ GD&ĐT cũng lưu ý thí sinh trúng tuyển phương thức xét tuyển sớm chỉ cần cung cấp các minh chứng điểm xét tuyển, về đối tượng ưu tiên cho trường ĐH mà mình trúng tuyển (nếu trường yêu cầu), để làm căn cứ xét tuyển. Các thí sinh cần lưu ý khai báo chính xác và chịu trách nhiệm thông tin để hưởng ưu tiên khu vực, đối tượng ưu tiên (nếu có) tại thời điểm đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 (gửi kèm minh chứng đối tượng ưu tiên, nếu có).

Bài, ảnh: HỮU PHÚC
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN đóng vai trò quan trọng trong nhiệm vụ thúc đẩy hoà bình khu vực

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vừa được Viện Tầm nhìn châu Á (AVI) và Tổ chức Konrad Adenauer Stiftung (KAS) Campuchia khen ngợi vì vai trò quan trọng của hiệp hội trong việc thúc đẩy hội nhập kinh tế, hoà bình khu vực, cũng như gia tăng hiểu biết và mức độ tin cậy lẫn nhau giữa các quốc gia thành viên.

ASEAN đóng vai trò quan trọng trong nhiệm vụ thúc đẩy hoà bình khu vực
Cần hành động khu vực để giải quyết cuộc khủng hoảng chất lượng không khí ở châu Á

Dữ liệu thống kê cho thấy hàng năm, ô nhiễm không khí cướp đi nhiều mạng sống hơn cả thuốc lá, trong đó trẻ em và người già nằm trong nhóm có nguy cơ nghiêm trọng. Tổng hợp các chất độc hại mà con người tiếp xúc có thể làm giảm đến 2,3 năm tuổi thọ, và ước tính có khoảng 570.000 trẻ em dưới 5 tuổi chết mỗi năm chỉ vì hít thở không khí ô nhiễm.

Cần hành động khu vực để giải quyết cuộc khủng hoảng chất lượng không khí ở châu Á
Các chuyên gia ASEAN thảo luận chuẩn bị đầu vào cho các dự án hợp tác khu vực

Nhằm thúc đẩy môi trường hợp tác và cùng tạo ra các giải pháp đổi mới cho những thách thức lớn của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), các chuyên gia trong khu vực vừa có cuộc thảo luận tại tỉnh Kampong Speu (Campuchia) vào ngày 14/11 để đưa ra ý kiến đóng góp toàn diện cho các dự án hợp tác của ASEAN.

Các chuyên gia ASEAN thảo luận chuẩn bị đầu vào cho các dự án hợp tác khu vực
Các quan chức APEC họp bàn thúc đẩy hợp tác hướng tới phục hồi khu vực

Từ lâu được coi là cửa ngõ vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương, các quan chức cấp cao vừa khởi động Tuần lễ Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) với hàng loạt các cuộc họp và hoạt động tại San Francisco (Mỹ), tạo tiền đề cho thương mại và đầu tư sáng tạo, bền vững và toàn diện hơn trong khu vực.

Các quan chức APEC họp bàn thúc đẩy hợp tác hướng tới phục hồi khu vực
Return to top