ClockThứ Bảy, 13/04/2019 06:05

Bảo tồn văn hóa dân tộc từ chữ viết

TTH - Những học sinh ở hai huyện miền núi Nam Đông và A Lưới sẽ là người gìn giữ chữ viết của dân tộc mình, đồng nghĩa với bảo tồn nền văn hóa của các dân tộc Pa Kô, Tà Ôi và Cơ Tu trong quá trình hội nhập.

Giữ hồn dân tộc qua tiếng mẹGặp khó khi học ngôn ngữ thứ ba

Dạy tiếng Việt và Cơ Tu cho học sinh ở Nam Đông

Mai một chữ viết của đồng bào

Đồng bào ở A Lưới vẫn truyền tai câu chuyện về thầy giáo Hồ Ngọc Mỹ, người chiến sĩ cách mạng đầu tiên được Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế cử lên vùng miền núi phía Tây tuyên truyền đường lối cách mạng. Ông được giao nhiệm vụ dạy chữ cho bà con để họ đọc được những tài liệu tuyên truyền của cách mạng. Ông đã mày mò và sáng chế ra bộ chữ viết Pa Kô - Tà Ôi đầu tiên cho đồng bào dân tộc ở A Lưới. Ông Mỹ dùng chữ viết để viết khẩu hiệu, đặt bài hát, sáng tác hò vè... để tuyên truyền về cách mạng với quần chúng. Con em người Tà Ôi đi bộ đội, thanh niên xung phong đã dùng bộ chữ này để viết thư về thăm gia đình.

Sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học đã xây dựng những bộ chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số bằng bộ chữ cái Latinh, in thành những cuốn sách dạy tiếng dân tộc Pa Kô - Tà Ôi và Cơ Tu. Tuy nhiên, sách chỉ phục vụ cho cán bộ người Kinh đang công tác ở vùng dân tộc thiểu số, còn người dân tộc thiểu số hầu như không biết đến chữ viết của dân tộc mình. Khảo sát gần đây của một nhóm xã hội học cho thấy, trong nhiều gia đình người dân tộc Tà Ôi, Cơ Tu và Pa Kô, chỉ có người già nói được tiếng dân tộc mình, người trung niên nói ít hơn, còn thanh niên và trẻ em thì vốn từ rất ít.

Giữ gìn chữ viết dân tộc trong thời kỳ hội nhập

Nhiều người cho rằng, ngày càng có nhiều chương trình và dự án về kinh tế, xã hội được đầu tư vào các huyện miền núi. Thế nên, đồng bào sử dụng tiếng Việt phổ thông giao tiếp dần dà trở thành thói quen. Âu lo của một số già làng, trưởng bản về nguy cơ chữ viết và tiếng bản ngữ của đồng bào dân tộc bị mai một là có căn cứ. Có lần, già làng Hồ Văn Hạnh ở thôn Lê Triêng, xã Hồng Trung (A Lưới), bày tỏ mong muốn học sinh được dạy chữ viết của đồng bào mình. Các em chính là người sẽ bảo tồn và phát huy bản sắc tiếng nói và chữ viết của các dân tộc thiểu số.

Giữ gìn chữ viết

Niềm mong muốn của già làng Hồ Văn Hạnh vẫn chưa đến hết được với học sinh vùng cao nhưng cũng dần thành hiện thực, khi dự án “Thí điểm phát triển ngôn ngữ viết Cơ Tu và Pa Kô, Tà Ôi” bắt đầu triển khai từ năm 2017 đến 2022 cho học sinh tiểu học ở hai huyện Nam Đông và A Lưới, do Sở Giáo dục và Đào tạo và Tổ chức Faro As (Na Uy) phối hợp triển khai. Học sinh đồng bào dân tộc ở các trường tiểu học Hương Lâm, Hồng Quảng, Hồng Thái, Hồng Kim, Nhâm (A Lưới), Thượng Lộ (Nam Đông) được học chữ viết các dân tộc Pa Kô, Tà Ôi và Cơ Tu với  4 tiết/tuần. Lợi thế khi các trường ở vùng sâu nhưng lại đảm bảo cơ sở vật chất để tổ chức dạy hai buổi/ngày. Học sinh đều biết ngôn ngữ nói của dân tộc mình và biết đọc viết tiếng Việt nên dễ dàng tiếp thu kiến thức.

Ngày tiếp nhận dự án, nhiều giáo viên vẫn còn bỡ ngỡ khi chưa được đào tạo bài bản về ngôn ngữ mẹ đẻ. Hơn lúc nào hết, họ muốn nắm cơ hội được trao để gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc. Tôi đã có dịp tiếp xúc với cô Hồ Thị Kăn Hoa, giáo viên Trường tiểu học Hồng Quảng (A Lưới). Mặc dù là người “ngoại đạo”, nhưng tôi vẫn bị cuốn hút bởi giọng nói trầm bổng và đầy sức thuyết phục khi giải nghĩa các từ của cô giáo trẻ.

Cô giáo Hoa là người dân tộc Pa Kô nên vào những ngày nghỉ là cô lại đến các bản làng, nơi đó có những già làng, am hiểu tường tận về chữ viết cũng như chiều sâu của văn hóa dân tộc. Cô nhận thấy, hầu như nghĩa của các từ tiếng dân tộc Pa Kô đều có, lại sát nghĩa, không phải vay mượn tiếng Việt hay ghép từ một cách máy móc như bấy lâu nay cô và đồng nghiệp vẫn làm. “Tôi thích dạy các em bằng ngôn ngữ của người Pa Kô. Chúng tôi được viết bằng tiếng nói của dân tộc mình, thấy như có bóng dáng mình trong đó. Bởi, bộ chữ mang nét đặc sắc truyền thống của dân tộc với những cung bậc cảm xúc khác lạ”, cô Hoa trải lòng.

Không quá kỳ vọng đề án sẽ có kết quả ngay, nhiều giáo viên vẫn kiên trì gieo chữ theo kiểu “mưa dầm, thấm lâu”. Khó khăn vẫn còn khi nhiều lúc cách phát âm một số từ của dân tộc Cơ Tu khác với âm chuẩn trong tài liệu, thậm chí, có từ bị “lai” từ ngôn ngữ Pa Kô nên giáo viên lúng túng. “Đa số, học sinh đã quen cách ghép âm vần tiếng Việt nên trong quá trình viết chữ Cơ Tu còn sai sót. Một số học sinh có kỹ năng đọc viết tiếng Việt chưa tốt nên còn khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức. Giáo viên trong trường là người Pa Kô nên khi dạy các em tiếng Tà Ôi vẫn còn khó khăn khi giải thích những từ khác nghĩa”. Thầy giáo Bùi Phước Đương, Hiệu trưởng Trường tiểu học Nhâm cho biết:

Ngôn ngữ trên thế giới ngày càng có xu hướng Latinh hoá để “xích lại” gần nhau hơn trong giao tiếp. Vì vậy, chữ viết và tiếng nói của người dân tộc thiểu số được Latinh hoá càng có ý nghĩa về mặt văn hoá và hội nhập nhằm đáp ứng các yêu cầu của chuẩn mực quốc tế.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

TIN MỚI

Return to top