ClockThứ Năm, 02/05/2019 07:57

Bộ Giáo dục đưa giải pháp lập lại trật tự thi cử trong năm 2019

Khắc phục những tiêu cực gian lận điểm thi năm 2018, Bộ GD&ĐT đã đưa ra hàng loạt giải pháp quyết liệt lập lại trật tự thi cử từ kỹ thuật tới con người nhằm đảm bảo kỳ thi trong sạch.

Có tình trạng chạy trường không?Bỏ kỳ thi THPT Quốc gia: Chống tiêu cực, bệnh thành tích như nào?

Bộ GD&ĐT tăng cường hàng loạt giải pháp nhằm đảm bảo kỳ thi THPT quốc gia 2019 không có gian lận

Đảm bảo sự công bằng

Giải pháp quyết liệt để xử lý nghiêm các trường hợp tiêu cực, gian lận trong thi cử, tuyển sinh trong kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, Bộ GD&ĐT cho biết, qua 4 năm thực hiện ổn định với một số điều chỉnh về mặt kỹ thuật theo từng năm, kỳ thi THPT quốc gia đã đáp ứng yêu cầu thi cử gọn nhẹ, giảm áp lực, giảm tốn kém cho thí sinh và xã hội; công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng diễn ra thuận lợi, phát huy ngày càng cao tính tự chủ của các cơ sở đào tạo, mở ra nhiều hơn cơ hội tiếp cận giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp cho thí sinh.

Bên cạnh đó, đã cung cấp thông tin phản hồi tin cậy về chất lượng giáo dục phổ thông để điều chỉnh quá trình dạy, học từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong các trường phổ thông; điều đó cho thấy đổi mới thi đã tác động đến tích cực đến đổi mới dạy và học.

Việc ra đề thi, tổ chức coi thi, chấm thi, xét tuyển đại học, cao đẳng hằng năm vẫn còn một số bất cập, cần rút kinh nghiệm, hoàn thiện để kết quả thi đảm bảo tính khách quan, trung thực.

Đặc biệt, trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, còn để xảy ra sai phạm nghiêm trọng trong khâu chấm thi ở một số địa phương (như Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La), gây bức xúc trong dư luận.

Bộ GD&ĐT cho hay, đã tiếp nhận các thông tin phản ánh trong dư luận xã hội khẩn trương tổ chức kiểm tra, rà soát, xác minh ở các địa phương có nghi vấn; đồng thời, tổ chức chấm thẩm định bài thi tại một số địa phương khác theo quy định của quy chế.

Kết quả của quá trình tổ chức thực hiện tại các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Lạng Sơn, Hòa Bình, Lâm Đồng, Bến Tre đã được thông tin rộng rãi cho toàn xã hội; kịp thời báo cáo Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ban Tuyên giáo Trung ương và Thủ tướng Chính phủ.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ GD&ĐT tích cực điều tra, xử lý các gian lận thi cử tại Hội đồng thi các tỉnh Sơn La, Hòa Bình để đảm bảo công bằng của kỳ thi cũng như sự nghiêm minh của pháp luật.

Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết, Bộ Công an vẫn đang tiếp tục điều tra, xác minh để xử ký các tiêu cực gian lận xảy ra trong kỳ thi THPT quốc gia.

Quan điểm của Bộ GD&ĐT không chấp nhận những cán bộ, viên chức có gian lận trong thi cử được tiếp tục đứng trong hàng ngũ của ngành.

5 giải pháp quan trọng

Nhằm tiếp tục hoàn thiện và ổn định Kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng; khắc phục tình trạng tiêu cực, gian lận trong thi cử, tuyển sinh, Bộ GD&ĐT đã tổ chức rà soát, đánh giá toàn bộ các khâu của quy trình tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia để thực hiện những điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện phương án tổ chức Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia để tổ chức tốt hơn Kỳ thi THPT quốc gia 2019 và những năm tiếp theo.

Theo đó, Bộ GD&ĐT điều chỉnh, bổ sung 5 điểm mới trong kỳ thi THPT quốc gia 2019. Cụ thể:

Thứ nhất, Quy định rõ nội dung đề thi năm 2019 nằm trong chương trình THPT chủ yếu là lớp 12 và đồng thời tăng tỷ lệ kết quả thi trong xét công nhận tốt nghiệp THPT (70% điểm trung bình các bài thi THPT quốc gia dùng để xét tốt nghiệp THPT; 30% điểm trung bình cả năm lớp 12 của thí sinh; thay vì tỷ lệ 50: 50 như trước đây) để đảm bảo đúng mục tiêu, ý nghĩa, tính chất của Kỳ thi THPT quốc gia.

Thứ hai, Điều động các trường ĐH, CĐ đến các tỉnh để phối hợp tổ thức thi theo nguyên tắc trường ĐH,CĐ địa phương không tham gia phối hợp tổ chức thi tại địa phương mình.

Thứ ba, Quy định chặt chẽ về việc sắp xếp phòng thi, các thí sinh tự do, thí sinh là học viên GDTX phải thi chung điểm với thí sinh là học sinh lớp 12 THPT ( tỉ lệ ít nhất là 60% trong tổng số thí sinh của điểm thi); thống nhất quy trình, quy cách niêm phong túi đựng bài thi, lưu giữ, bảo quản đề thi, bài thi tại điểm thi và hội đồng thi.

Thứ tư, Bộ GD&ĐT trực tiếp chỉ đạo tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm, giao nhiệm vụ cho các trường đại học chủ trì, đặt camera giám sát phòng chấm 24/24 giờ; sửa đổi, nâng cấp, hoàn thiện phần mềm chấm trắc nghiệm theo hướng mã hóa dữ liệu toàn bộ dữ liệu chấm thi; “đánh phách điện tử” phiếu trả lời trắc nghiệm; tăng cường tính bảo mật, có chức năng giám sát, kiểm soát chặc chẽ người dùng. Đồng thời có thể phát hiện truy xuất các tác động trái phép vào bài thi.

Đối với việc chấm bài thi tự luận (Ngữ văn) do Sở GD&ĐT chủ trì, quy định chặt chẽ hơn khâu chấm 2 vòng độc lập, thực hiện chấm kiểm tra tối thiểu 5% số bài thi, trong đó các bài đạt điểm cao phải được chọn để chấm kiểm tra.

Thứ năm, Tăng cường chỉ đạo các cơ sở GD&ĐT, các trường đại học, cao đẳng thực hiện nghiêm túc công tác lựa chọn, phân công cán bộ thực hiện các khâu của kỳ thi theo quy định của quy chế; phối hợp với các cơ quan nhất là cơ quan công an để tập huấn kỹ về nghiệp vụ tổ chức thi, thanh tra thi cũng như kỹ năng phòng chống, phát hiện các gian lận nhất là gian lận sử dụng công nghệ cao để đảm bảo tổ chức kỳ thi nghiêm túc, khách quan, công bằng.

Theo Dân trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bước phát triển mới về tư duy chiến lược đối với giáo dục và đào tạo

Sáng 14/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

Bước phát triển mới về tư duy chiến lược đối với giáo dục và đào tạo
Tháo gỡ khó khăn trong dạy và học tích hợp

Nhằm khắc phục những khó khăn trong dạy môn tích hợp, giúp giáo viên nâng cao trình độ khi tổ chức dạy học, ngày 10/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức buổi tập huấn toàn quốc về việc tổ chức dạy học môn tích hợp.

Tháo gỡ khó khăn trong dạy và học tích hợp
Bộ GD&ĐT sẽ tăng cường giám sát tuyển chọn tác giả, thực nghiệm sách giáo khoa

Trong báo cáo mới nhất về việc thực hiện Nghị quyết số 41/2021/QH15 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định, thời gian tới sẽ tăng cường giám sát quá trình tuyển chọn tác giả, thực nghiệm sách giáo khoa.

Bộ GD ĐT sẽ tăng cường giám sát tuyển chọn tác giả, thực nghiệm sách giáo khoa

TIN MỚI

Return to top