ClockThứ Ba, 23/06/2020 15:24

Bục giảng online, muôn nỗi vui - buồn

TTH - Dạy và học online đã và đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều trường trong và sau dịch COVID - 19. Để có được một tiết dạy online hiệu quả, giáo viên không chỉ nỗ lực hết mình mà ngay những thành viên trong gia đình cũng phải “đồng tâm, hiệp sức”.

Học online “mùa” COVID-19

Giáo viên dạy trên truyền hình trong mùa dịch Covid-19

Cả nhà cùng online

Cô sinh viên năm cuối Trường đại học Sư phạm Huế Nguyễn Thị Mỹ Nhung kể rằng, mẹ là giáo viên tiểu học, còn vài ba năm nữa về hưu nên công nghệ thông tin dường như mịt mù. Khi dịch COVID- 19, nhà trường yêu cầu dạy online khiến mẹ “mất ăn, mất ngủ”. Thế nên, cả nhà lên kế hoạch hỗ trợ, từ việc đăng nhập vào hệ thống, lập danh sách lớp học trên giao diện của website; tạo lập tài khoản cá nhân của mỗi học sinh đến việc chuyển tải những bài soạn thành video clip đưa lên website…

Nhiều thao tác bày rồi nhưng mẹ lại quên ngay. “Thỉnh thoảng, bà lại gọi toáng lên mỗi khi không vào được lớp học. Nỗi khổ của cả nhà là mẹ giảng bài rất to, như thể sợ các em ở xa quá không nghe thấy... Khi giảng bài, mẹ không biết tắt micro của học sinh nên em thì trả lời, em lại nói chuyện, lớp học cứ lao nhao như ong vỡ tổ. Sợ có những sai sót nên hai chị em thay phiên nhau túc trực trong suốt khoảng thời gian mẹ dạy”, Nhung vui vẻ kể về những kỷ niệm của “cô giáo mẹ” phải chật vật khi dạy học trong thời đại 4.0.

Con học, mẹ học là hoàn cảnh chung của nhiều gia đình có con học tiểu học. Bởi lẽ, các em rất tò mò với Ipad hay điện thoại thông minh, chỉ lơ là một chút, quay lại thấy con ngồi xem phim hoạt hình và chơi game. Hơn nữa, phụ huynh ở nhà phải kèm cho con, đối với những bài tập không hiểu, phụ huynh sẽ gọi cho giáo viên nhờ hướng dẫn, giúp các em tiếp thu kiến thức.

Học sinh học online

Không phải gia đình nào cũng có trang thiết bị để giúp con học trực tuyến. Có gia đình chấp nhận nhường máy cho con vào những giờ học online. “Chưa kể, chiều nào tôi cũng phải đi lại rón rén trong nhà. Chỉ cần mở cửa phát ra tiếng ồn cũng bị các con có ý kiến”, chị Quỳnh Anh, một phụ huynh chia sẻ.

Nhiều giáo viên xác định dạy trực tuyến không như ở trên lớp nhưng lúc nào cũng có người dự giờ - là các phụ huynh. Có nhà không chỉ con học, cháu học mà “tứ đại đồng đường” cùng theo dõi, có khi trả lời thay cho trò khiến giáo viên cảm thấy áp lực.

Lo nhất là giáo viên điểm danh

Không chỉ những giáo viên lớn tuổi lo ngay ngáy mỗi khi cài tải các phần mềm dạy học, bởi lẽ, dạy online có những hạn chế, lắm lúc mạng yếu các em không thể học hết bài. Khi dạy, giáo viên thường tắt hết âm thanh phía học sinh tránh tiếng ồn, song, do tắt camera nên khó kiểm soát các em có tập trung vào bài học hay không. Nhiều khi dạy xong mới biết có em rớt mạng cả buổi không theo được bài giảng.

Cũng có em bật lên cho có rồi… ngủ tiếp. Có nhiều em không thích nhìn mặt qua webcam do xấu hổ. Em Nguyễn Khang Minh, học sinh lớp 9 Trường THCS Nguyễn Chí Diểu kể: “Mỗi giáo viên đều có cách quản lý lớp học online khác nhau, nhưng em vẫn lo nhất là điểm danh”.

“Tôi luôn yêu cầu đúng giờ học sinh phải ngồi vào bàn học, bật webcam lên, sách vở đàng hoàng và bắt tay vào làm bài tập. Các em phải có trang phục nghiêm túc để tạo cảm giác đây là những tiết học chính khóa,

điều đó sẽ giúp học sinh có thái độ học tập tích cực  hơn”, cô Nguyễn Thị Thúy, giáo viên Trường THCS Nguyễn Duy (Phong Điền) bộc bạch.

Cần sự tự giác của học sinh

Vui buồn trong những ngày học online khiến nhiều giáo viên khó quên. Có cô giáo hoảng hồn khi vừa bật máy tính kết nối với học sinh để dạy trực tuyến, thấy qua màn hình ở đầu bên kia hai con trâu to đùng. Hỏi ra mới biết, trò đem máy ra bờ ruộng học để có không gian yên tĩnh. Có giáo viên khó quản lý học sinh mình trong giờ học trực tuyến, các em hồn nhiên nói chuyện làm nhiễu bài giảng hoặc nhìn vào màn hình máy tính một cách vô hồn, chạy nhảy trong phòng, không chịu ngồi im để học. Cá biệt, có những em vừa di chuyển ngoài đường vừa bật điện thoại lên học khiến tín hiệu bài giảng chập chờn.Thế nên, nếu không đặt ra quy tắc nghiêm khắc cho các lớp học online thì sẽ rất dễ rơi vào tình trạng “vỡ trận”.

Để học online hiệu quả, đòi hỏi học sinh phải có ý thức tự học và chủ động. Sự tự giác này không bắt nguồn tự nỗi sợ bị rầy la hay áp lực điểm số, mà cần được hình thành từ hứng thú với bài giảng và ham muốn khám phá kiến thức. Giáo viên luôn là nhân tố quan trọng nhất cho sự thành công hay thất bại của quá trình dạy - học. Vì thế, giáo án soạn kỹ, quản lý lớp học tốt luôn là yêu cầu trước nhất trong việc khai thác các tính năng giáo dục của công nghệ thông tin trong đào tạo. Cũng theo cô Thúy, dạy online phải tác phong gần giống như chuyên mục “dự báo thời tiết”, phải thoát khỏi giáo án, thoát khỏi cái máy tính trước mắt thì mới là dạy, chứ còn cứ từng bước 1,2,3… sẽ khó thu hút được học sinh.

Hình thức học online đang dần chứng minh là một công cụ không thể thiếu trong thời đại số. Khoảng kỳ nghỉ học kéo dài là quyết định khó khăn của ngành giáo dục, là thử thách với cả thầy và trò nhưng cũng là cơ hội để những người làm giáo dục thúc đẩy sự sáng tạo vào giải pháp đào tạo trực tuyến.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ:
Hướng tới cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao của cả nước

PGS.TS. Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo: "Trường đại học Sư phạm, ĐHH là một trong những cơ sở giáo dục đại học chất lượng tốp đầu của cả nước. Tuy nhiên, để trở thành cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao thì trường phải có sự nhìn nhận, đánh giá một cách thực tiễn, khách quan để có sự đầu tư đúng hướng".

Hướng tới cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao của cả nước
Truyền thông phòng chống HIV/AIDS cho gần 1.500 học sinh

Ngày 26/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh tổ chức truyền thông phòng chống HIV/AIDS cho gần 1.500 học sinh các trường THTP Cao Thắng, Gia Hội, Nguyễn Huệ.

Truyền thông phòng chống HIV AIDS cho gần 1 500 học sinh
Kiên cố hóa trường, lớp và nhà công vụ cho giáo viên

Sáng 25/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị tổng kết công tác xã hội hóa về kiên cố hóa trường, lớp và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013-2023. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn dự và chỉ đạo hội nghị.

Kiên cố hóa trường, lớp và nhà công vụ cho giáo viên
Đẩy mạnh giáo dục di sản cho học sinh

Chiều 22/10, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã có buổi làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai chương trình giáo dục di sản cho học sinh.

Đẩy mạnh giáo dục di sản cho học sinh

TIN MỚI

Return to top