ClockThứ Bảy, 06/04/2019 10:10

Cần có hành lang pháp lý về vấn đề dạy thêm, học thêm

Trong chiều hôm qua (5/4), đại biểu Quốc hội (ĐB) chuyên trách cho ý kiến về Luật Giáo dục (sửa đổi).

Ngày hội nghề nghiệp tại Trường CĐ Du lịchXử phạt giáo viên dạy thêm với học sinh tiểu học: Sẽ xem xét lại!Học thêm cũng cần sự hợp tác giữa giáo viên và phụ huynhThêm phòng mới, trường đẹp cho học sinh

Hình minh họa

Liên quan đến vấn đề dạy thêm, học thêm được cử tri và nhân dân đang rất quan tâm vì học sinh đang bị quá tải, các ĐB cho rằng, việc sửa đổi Luật Giáo dục lần này cần quy định và có hành lang pháp lý rõ ràng.

Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội, bà Nguyễn Thanh Hải cho rằng, Điều 22 của Dự thảo Luật quy định về hành vi người học và những điều nhà giáo không được làm mà không hề có nêu nhà giáo không được dạy thêm hay không mà quy định cấm ép buộc học sinh học để thu tiền. Tại Điều 71 quyền của nhà giáo cũng không nêu nhà giáo có được dạy thêm hay không?

“Liên quan đến nhiệm vụ của nhà giáo có nêu trong dự luật đó là nhiệm vụ của nhà giáo là giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu nguyên lý giáo dục và đặc biệt cần thực hiện đầy đủ và có chất lượng giáo dục. Vậy đã giảng dạy đầy đủ và chất lượng giáo dục thì có cần học thêm và dạy thêm hay không?”, bà Hải đặt vấn đề và cho biết, thực tế có hiện tượng, giáo viên không dạy hết chương trình giảng dạy sau đó mang chương trình đó về nhà để dạy thêm.

“Hiện nay, hành lang pháp lý về dạy thêm, học sinh vẫn chưa trả lời được câu hỏi đây là hoạt động hợp pháp đến mức độ thế nào, đối tượng thế nào thì được giảng dạy. Với việc nhân dân quan tâm đến thì ta cần có quy định cách chính danh việc này trong luật”, bà Hải nói.

Cũng theo Trưởng ban Dân nguyện, vấn đề đạo đức nhà giáo được quy định tại Chương 4, nhưng đều quy định cho giờ chính khóa từ đạo đức tư cách, rồi hành vi bị cấm như không được xâm phạm thân thể, xúc phạm học sinh…

Ví dụ như việc thầy giáo tại tỉnh Bắc Giang do uống rượu có hành vi, cử chỉ không đúng mực với học sinh trong giờ học thêm. Và mặc dù dự thảo Luật cũng đã có câu quét đó là theo các quy định pháp luật khác, nhưng hành lang pháp lý liên quan đến học thêm, dạy thêm không được quy định trong luật nào cả. “Do đó, tôi đề nghị cần đưa thêm vấn đề này trong Luật. Ta nên quy định rõ ràng để dạy thêm học thêm, tràn lan ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh”, bà Hải nói.

Cùng chung quan điểm, ĐB Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) nói: Chúng ta cấm học thêm nhưng tại một số địa phương có tình trạng giờ học thêm dạy kiến thức chính, còn giờ học chính lại dạy kiến thức khác cho nên các cháu nói phải đi học thêm vì không đi học thêm thi chỉ được 5 điểm, còn học thêm thì thi được 8 điểm. “Không ép nhưng vấn đề chính là ở chỗ đó” - Đại biểu Thuỷ phản ánh.

Nêu rõ trước đây học thêm chỉ dành cho học sinh kém thì thầy tổ chức 10 buổi phụ đạo trước khi thi hay phụ đạo để thi đội tuyển nhưng hiện nay diễn ra quanh năm ngày tháng đến khi kết thúc năm học, các cháu nói nhanh nhanh về ăn cơm để đi học thêm, bà Thủy cho rằng, quy định cấm ép buộc học sinh để thu tiền là chưa bao quát hết mà phải quy định cấm cố ý không dạy hết kiến thức trong giờ học chính để tổ chức dạy thêm. Quy định đó cần đưa vào trong những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực giáo dục.

Theo Pháp luật Việt Nam

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Sáng 20/12, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8, bao gồm: Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Di sản văn hóa; Luật Công chứng; Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Công đoàn; Luật Dữ liệu; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Phòng, chống mua bán người.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua
Quản trị bệnh viện trong tình hình mới

Đây là chủ đề thu hút sự quan tâm của lãnh đạo nhiều bệnh viện tại Hội nghị thường niên Câu lạc bộ (CLB) Giám đốc các bệnh viện khu vực Miền Trung năm 2024 diễn ra chiều 11/12. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động “Chào mừng 130 năm thành lập BVTW Huế”.

Quản trị bệnh viện trong tình hình mới
Gấp rút triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Sáng 3/12, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp để nghe báo cáo triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của thành phố Huế trực thuộc Trung ương.

Gấp rút triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về thành phố Huế trực thuộc Trung ương
Thành phố Huế trực thuộc Trung ương có 9 đơn vị cấp huyện, 133 đơn vị cấp xã

Ngày 30/11, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 175/2024/QH15 về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương (NQ175); cùng thời điểm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ban hành Nghị quyết 1314/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố Huế giai đoạn 2023-2025 (NQ 1314). Các nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương có 9 đơn vị cấp huyện, 133 đơn vị cấp xã

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top