ClockThứ Tư, 12/04/2023 14:58

Cầu truyền hình Olympia trở lại với Huế

TTH - Nguyễn Minh Triết, học sinh lớp 11 lý 1, đã trở thành niềm tự hào của Trường THPT chuyên Quốc Học Huế sau khi đem cầu truyền hình Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 6 về ngôi trường hồng bên sông Hương.

Cầu truyền hình "Đường lên đỉnh Olympia" năm thứ 23 gọi tên Quốc Học Huế“Đường lên đỉnh Olympia” đã sáng

leftcenterrightdel
 Nguyễn Minh Triết mang cầu truyền hình về Quốc Học Huế sau 7 năm

Bảy năm chờ đợi

Tôi may mắn có mặt tại trường quay S14 của Đài truyền hình Việt Nam trong buổi ghi hình quý 2 của chương trình Đường lên đỉnh Olmypia. Khoảnh khắc Minh Triết nhấn chuông giành được quyền trả lời câu hỏi về đích từ Nguyễn Trần Khôi Nguyên, THPT chuyên Lê Quý Đôn (Khánh Hòa) và đưa ra đáp án “Nguyễn An Ninh”, các cổ động viên của em thở phào và hò reo sung sướng. Với câu trả lời đó, Minh Triết giữ khoảng cách an toàn với người đứng thứ hai là Đặng Hoài Bảo, THPT chuyên Lê Quý Đôn, Bình Định.

Trên sân khấu, Minh Triết rưng rưng xúc động sau khi trả lời được câu hỏi quan trọng. Cầu truyền hình chính thức trở lại với Thừa Thiên Huế, sau lần gần đây nhất cũng đã từ năm 2016. Không chỉ mọi người tại Trường THPT chuyên Quốc Học, mà các cô, các bác của Hội đồng hương Thừa Thiên Huế tại Hà Nội cũng kỳ vọng và hỗ trợ cho Minh Triết rất nhiều. Nguyễn Nhật Huy, Trưởng ban chuyên môn của chương trình Nguyệt Quế Đỏ III nghẹn ngào: “Quốc Học Huế đã mất bảy năm để hy vọng và chờ đợi về một cầu truyền hình, mất bốn năm để Nguyệt Quế Đỏ tìm kiếm và thắp lửa cho những nhà leo núi tài năng. Cuối cùng, chúng mình cũng làm được rồi”.

Có thể nói, Minh Triết đã không hề phụ lòng mong đợi của mọi người. Em thi đấu tự tin, chắc chắn và bình tĩnh, để rồi giải cơn khát “điểm cầu” của xứ Cố đô.

Khát khao chinh phục tri thức

Theo dõi Đường lên đỉnh Olympia từ bé nhưng mãi đến năm lớp 8, Minh Triết mới thật sự ước mong một ngày được đứng trên những sân khấu lớn: “Em thường xuyên xem những chương trình như Chinh phục, Đường lên đỉnh Olympia trên truyền hình. Có những câu hỏi được các chương trình đưa ra mà em biết rõ đáp án, nhưng thí sinh tham gia lại không trả lời được. Chàng trai đến từ huyện Phú Lộc cũng nhớ như in nụ cười tự tin, tỏa sáng của những người chiến thắng. Điều đó đã hình thành nên khao khát được học hỏi, được tham gia, được chiến thắng.

Và rồi, Minh Triết tìm ra cơ hội để tỏa sáng khi trở thành quán quân của Nguyệt Quế Đỏ mùa IV. Triết bắt đầu tham gia Nguyệt Quế Đỏ từ mùa III. Ban đầu em nghĩ mình tham gia thi Nguyệt Quế Đỏ với mục đích thử sức. Nhưng khi vô địch mùa IV, Triết đã tự tin và xác định rõ ràng hơn cho mục tiêu giành vòng nguyệt quế của mình. Việc ôn luyện để thi Nguyệt Quế Đỏ và Đường lên đỉnh Olympia giúp em đa dạng hóa kiến thức, có một nền tảng kiến thức vững chắc, khiến mỗi bài học của em được nhìn theo nhiều phương diện hơn.

Trong quá trình ôn luyện, Minh Triết gặp phải khá nhiều những trở ngại, như: không biết cách ôn luyện sao cho hiệu quả, bị nhầm lẫn giữa các kiến thức và thiếu đi những cơ hội để luyện tập. Ban chuyên môn của Nguyệt Quế Đỏ đã giúp em xây dựng được một kế hoạch ôn luyện hợp lý, tạo ra những trận luyện tập giúp để cải thiện khả năng thi đấu cũng như giúp Minh Triết có được một tâm lý thật tốt để đến với Đường lên đỉnh Olympia. “Bên cạnh đó, việc được thi đấu, học hỏi cùng với anh Phan Lê Thúc Bảo (quán quân Nguyệt Quế Đỏ III, thí sinh vào đến trận quý 2 Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 22) và những người bạn thân, cũng là các đối thủ cạnh tranh trong trận chung kết Nguyệt Quế Đỏ IV, đã giúp em luôn cố gắng hơn nữa”, Minh Triết cho biết.

Luôn có được kết quả cao trong hai lần tham gia Nguyệt Quế Đỏ, Minh Triết luôn được kỳ vọng về một cầu truyền hình sau 7 năm chờ đợi. Điều này khiến em cảm thấy có đôi chút áp lực. Em muốn biến áp lực thành động lực giúp mình vượt qua những khó khăn và vững bước trên con đường chinh phục tri thức. Bởi đối với em, được đại diện cho ngôi trường đang theo học là một sự tự hào, được mang trong mình danh hiệu học sinh Trường Quốc Học là một niềm kiêu hãnh, và được tỏa sáng dưới ánh đèn sân khấu Olympia là một trong những điều hạnh phúc nhất của quãng đời học sinh. Vì thế, việc có được thành tích tốt tại Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 23 là một nhiệm vụ mà em cần phải hoàn thành.

Trở về nhà sau khi mang điểm cầu truyền hình về với Huế, Minh Triết dành nhiều thời gian để tiếp tục ôn luyện kiến thức, cũng như định hướng cho tương lai. “Em chưa có nhiều định hướng về ngành học mà em muốn theo đuổi sau này. Thời gian đến, ngoài việc ôn luyện kiến thức và chuẩn bị tâm lý cho trận chung kết năm, em cũng sẽ thi lấy chứng chỉ ngoại ngữ ”, Minh Triết nói.

Với sự tự tin, ham học hỏi của mình, Minh Triết vẫn luôn hướng về phía trước. Mong rằng, đại diện của Quốc Học Huế sẽ tiếp tục thể hiện thật tốt trong trận chung kết năm vào tháng 10 sắp tới.

 Sau Nguyễn Nguyễn Thái Bảo (năm 2005), Nguyễn Mạnh Tấn (2008), Hồ Ngọc Hân (2009), Thái Ngọc Huy (2011) và Hồ Đắc Thanh Chương (2016), Nguyễn Minh Triết trở thành học sinh thứ 6 mang cầu truyền hình về với Trường THPT chuyên Quốc Học Huế. Qua đó thiết lập kỷ lục mới là trường có nhiều học sinh đem cầu truyền hình Olympia về nhiều nhất trong cả nước.
Bài, ảnh: ĐĂNG TRÌNH
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế

Hội thảo khoa học "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế" do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức chiều 22/11 tại TP. Huế. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân, cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam

Hơn 100 hình ảnh, tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên đã được giới thiệu, công bố đến công chúng tại triển lãm chuyên đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”, khai mạc sáng 15/11 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (7 Lê Lợi, TP. Huế).

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam
“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc

Tập tùy bút, ghi chép “Trước nhà có cây hoàng mai: Những ghi chép về Huế - xứ sở phong rêu kiêu sa” (NXB Phụ Nữ Việt Nam) đã được tác giả - nhà báo Minh Tự giới thiệu đến công chúng, những người yêu sách tại Phố sách Hà Nội (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc
Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương

Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là một sự kiện lớn của Thừa Thiên Huế. Sự kiện này mở ra cơ hội để Huế phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội (KT-XH). Tuy nhiên, còn ít doanh nghiệp (DN) có kế hoạch tận dụng bối cảnh này để phát triển, mở rộng quy mô.

Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương
Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, sáng 31/10 đã diễn ra phiên thảo luận tại tổ về Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đồng tình, ủng hộ cao đối với Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương (Đề án); đồng thời cho rằng, Huế xứng đáng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Return to top