ClockThứ Hai, 28/12/2020 08:59

Hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực

TTH - Đại học (ĐH) Huế đang đẩy mạnh hợp tác quốc tế, xúc tiến các chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho một số nước Đông Nam Á.

Đại học Huế thắt chặt hợp tác với tổ chức OIF và AUF

ĐH Huế và Trường đại học Savannakhet ký kết thỏa thuận hợp tác đào tạo thạc sĩ Khoa học Môi trường vào năm 2018

Đào tạo cho nhiều sinh viên, học viên Lào

Sau hơn 4 năm học tập tại Trường ĐH Nông Lâm, ĐH Huế, Veha Keophila – nam sinh viên đến từ đất nước Triệu Voi đã có thể làm tốt nhiều kỹ thuật liên quan đến ngành học thú y. Veha Keophila kể: “Vừa qua em đi thực tập, kiến thức và kỹ năng được học áp dụng khá tốt. Điều đó giúp em nhiều trong công việc sau khi hoàn thành chương trình học ở Việt Nam”.

Không chỉ riêng Trường ĐH Nông Lâm, hiện có nhiều cơ sở giáo dục ĐH ở Huế đang đào tạo sinh viên Lào. Theo đại diện ĐH Huế, toàn ĐH Huế đang có gần 400 sinh viên Lào theo học, với nhiều ngành nghề khác nhau. Tháng 10 vừa qua, ĐH Huế tổ chức tiếp nhận 38 lưu học sinh Lào làm thủ tục nhập học vào các ngành đào tạo ĐH, sau ĐH tại các trường ĐH: Y dược, Khoa học, Kinh tế, Luật, Sư phạm, Nghệ thuật và Trường Du lịch - ĐH Huế.

Các ngành Luật là một trong những nhóm ngành có khá nhiều sinh viên theo học. Đến năm học 2019 – 2020, có tổng số 71 lưu học sinh Lào đăng ký học chương trình đào tạo ĐH dài hạn 4 năm tại Trường ĐH Luật, ĐH Huế. Phần lớn các lưu học sinh tập trung ở các tỉnh miền Trung của Lào như: Sê Kông, Champasak, Khăm Muộn, Savanakhet... theo các diện học bổng toàn phần, bán phần giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào và diện tự túc. Năm 2019, có 94 lưu học sinh Lào hoàn thành chương trình đào tạo Trung cấp Luật Đồng Hới đã tiếp tục đăng ký chương trình học liên thông ĐH tại Trường ĐH Luật, ĐH Huế.

Theo TS. Nguyễn Công Hào, Trưởng ban Đào tạo và Công tác sinh viên ĐH Huế, sinh viên Lào theo học tại ĐH Huế theo 3 nguồn, đó là theo các hiệp định của Chính phủ, từ ký kết của tỉnh Thừa Thiên Huế với các tỉnh Nam - Trung Lào và các sinh viên theo học tự túc. Không chỉ riêng với hệ đào tạo ĐH, các cơ sở giáo dục của ĐH Huế cũng đào tạo sau ĐH cho nhiều học viên nước bạn Lào.

PGS.TS. Đoàn Đức Lương, Hiệu trưởng Trường ĐH Luật cho biết, việc đào tạo và hướng dẫn đề tài luận văn cho học viên Lào cũng rất sát với thực tiễn và nhu cầu người học. “Vừa qua, do tình hình dịch COVID-19, không thể bảo vệ trực tiếp tại Việt Nam, Trường ĐH Luật thành lập hội đồng chấm luận văn trực tuyến cho 5 học viên theo học tại trường. Các chủ đề mà 5 học viên Lào lựa chọn nằm trong lĩnh vực pháp luật kinh doanh thương mại Việt Nam và phù hợp với chuyên ngành đào tạo thạc sĩ Luật Kinh tế, có so sánh với pháp luật Lào và những kinh nghiệm cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Lào về kinh doanh thương mại mang giá trị thực tiễn cao”.

Sinh viên Lào tham gia các sinh hoạt ở ĐH Huế

Mở các chương trình đào tạo bằng tiếng Anh

Bên cạnh các chương trình đã và đang đào tạo, hiện ĐH Huế còn mở rộng thêm các chương trình đào tạo sau ĐH cho học viên nước ngoài, chú trọng đến các chương trình đào tạo, giảng dạy bằng tiếng Anh để không chỉ nâng cao năng lực của người học mà có thể mở các khóa giảng dạy tại các nước.

PGS.TS. Trần Thanh Đức, Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm, ĐH Huế tiết lộ, vừa qua chương trình đào tạo tiến sĩ ngành Chăn nuôi bằng tiếng Anh đã tuyển sinh và đào tạo được 10 nghiên cứu sinh Lào, Campuchia và Việt Nam. Sắp tới, cũng sẽ có một số chương trình đào tạo sau ĐH bằng tiếng Anh, qua đó góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho các nước bạn.

ĐH Huế đang chuẩn bị các điều kiện để xúc tiến các chương trình đào tạo cho nguồn nhân lực cho các sinh viên, học viên Campuchia và Myanmar theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ giao ĐH Huế. PGS.TS. Trương Thị Hồng Hải, Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học, ĐH Huế cho biết, đào tạo sau ĐH mà đặc biệt là tiến sĩ góp phần mang lại nguồn nhân lực chất lượng cao cho các nước. “Chúng tôi đang đợi tình hình dịch bệnh ổn định sẽ quảng bá tuyển sinh chương trình đào tạo tiến sĩ tại Lào và Campuchia với 2 ngành Sinh học và Nông nghiệp hữu cơ. Chương trình đào tạo song ngữ (tiếng Việt và tiếng Anh) đáp ứng nhu cầu của người học do có rất nhiều nghiên cứu sinh đã học tốt tiếng Việt”, PGS.TS. Trương Thị Hồng Hải thông tin.

Bài, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đào tạo & giữ chân người tài

Tròn đúng 10 năm sau hội thảo “Thừa Thiên Huế - đất học và tài năng” (12/11/2014), Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế lại mở hội thảo khoa học “Chính sách sử dụng người tài - lịch sử và vấn đề đặt ra” vào ngày 16/11/2024. Vấn đề đặt ra ở đây vẫn là câu chuyện về tài năng và vấn đề sử dụng người tài.

Đào tạo  giữ chân người tài
Đào tạo, hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn

Tối 17/12, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) TP. Huế phối hợp với Trung tâm REACH Huế tổ chức hội nghị tổng kết 2 năm (2023-2024) dự án đào tạo và hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn “Mở đường cho thanh niên lập nghiệp”.

Đào tạo, hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn
Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới

Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala cho biết, tình trạng đói nghèo toàn cầu sẽ gia tăng nếu thế giới không nỗ lực duy trì một hệ thống thương mại ổn định và cởi mở.

Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới

TIN MỚI

Return to top