ClockThứ Ba, 01/11/2022 06:14

Đại học số, giải quyết những thách thức thời 4.0

TTH - Giáo dục là lĩnh vực được ưu tiên trong chương trình chuyển đổi số quốc gia. Việc đổi mới, phát triển nền giáo dục, nhất là giáo dục đại học (ĐH) theo hướng chuyển đổi số là tất yếu và “Đại học số” được dự báo sẽ trở thành một cuộc chơi lớn giữa các trường ĐH.

Trường đại học Y - Dược chào đón 1.484 tân sinh viên vào năm học mớiSố lượng nữ doanh nhân cao hơn, đồng nghĩa với đói nghèo toàn cầu thấp hơnTiếp cận chuyển đổi số cùng đoàn viên, sinh viên Đại học Huế

Công nghệ thông tin được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực ở trường đại học

Nhiều cơ hội, lắm thách thức

Kể từ khi dịch COVID-19 hoành hành, các trường ĐH tại Huế nói riêng, cả nước nói chung đồng loạt đẩy mạnh việc chuyển đổi hệ thống giáo án, bài giảng lên nền tảng trực tuyến, thúc đẩy thư viện số và hoạt động chuyển đổi số mạnh mẽ trong giáo dục ĐH. Đến nay, dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát, nhưng các mô hình về chuyển đổi số tiếp tục được thực hiện và câu chuyện của ĐH số lại “nóng lên”.

PGS.TS. Lê Anh Phương, Giám đốc ĐH Huế cho biết, là một trong những ĐH tiên phong trong quá trình chuyển đổi số về giáo dục và tiến đến phát triển ĐH số, hướng đến là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế số của quốc gia, ĐH Huế đang thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số ở các hoạt động, từ hệ thống học thuật số hóa, hệ thống nghiên cứu số hóa đến hệ thống thông tin quản lý số hóa và các mặt khác.

Mới đây, khi bàn về việc phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục ĐH trong bối cảnh mới tại ĐH Huế, rất nhiều chuyên gia trong nước nhắc đến ĐH số như một xu thế tất yếu. Theo hai chuyên gia từ Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh - bà Huỳnh Thị Hồng Nhiên và bà Đặng Quỳnh Ngân thì ĐH số lấy nền tảng là công nghệ thông tin (CNTT) và ứng dụng nó để thay đổi toàn bộ môi trường, cách thức giảng dạy, trao đổi và quản lý hoạt động của nhà trường.

Vẫn còn khá nhiều nhầm lẫn về mô hình ĐH số. Tại buổi làm việc với lãnh đạo Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cuối tháng 12/2020, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng từng cho rằng: “Cần xác định rõ sự khác biệt giữa ĐH số và ĐH ứng dụng CNTT. ĐH số không chỉ là đơn thuần ứng dụng CNTT vào công tác dạy và học, đưa các bài giảng lên trực tuyến. Quan trọng hơn, ĐH số phải có khả năng cá thể hóa việc học tập, sinh viên để lại các dấu chân điện tử trên các nền tảng học tập, học liệu số. Từ đó, nhà trường và giáo viên tìm ra cách thức truyền đạt kiến thức, kỹ năng phù hợp nhất cho sinh viên ấy”.

Thực tiễn việc xây dựng mô hình ĐH số ở Việt Nam tuy có nhiều thuận lợi nhờ việc hợp tác hiệu quả, trao đổi kinh nghiệm quốc tế về xây dựng, phát triển ĐH số; nhận thức, tâm lý và kỹ năng sử dụng công nghệ trong giáo dục ĐH của giảng viên và sinh viên đang có chuyển biển tích cực cũng như sự quan tâm, thúc đẩy chuyển đổi số từ Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, song vẫn còn không ít khó khăn, thách thức.

Theo các chuyên gia giáo dục, thách thức đầu tiên phải kể đến là môi trường công nghệ vận hành ĐH số chưa hoàn thiện. Mô hình ĐH số đặt ra yêu cầu thúc đẩy việc ứng dụng CNTT toàn diện trong quản lý, giảng dạy và nghiên cứu, trở thành mục tiêu và phương tiện trong quản lý và hoạt động của các trường ĐH. Trong khi đó, nền tảng công nghệ để đáp ứng các nhu cầu này tại các trường ĐH ở Việt Nam tương đối yếu và thiếu, ngoại trừ một số rất ít các trường đang được đầu tư lớn về công nghệ để làm hình mẫu trong phát triển ĐH số. Mặt khác, chương trình và quy chế đào tạo các trường chưa có sự chuyển đổi triệt để; cơ sở học liệu số của các trường ĐH chưa được đầu tư xứng tầm hay tư duy, kỹ năng cũ trong phương thức dạy và học truyền thống của một bộ phận giảng viên cũng là rào cản, thách thức. Ngay tại Huế, một cán bộ của ĐH Huế thừa nhận, thực tế vẫn có một số ít giảng viên quen với phương pháp truyền thống, ngại thay đổi trong việc áp dụng công nghệ trong dạy học.

Giảng viên Khoa Kỹ thuật và Công nghệ - ĐH Huế hướng dẫn các mô hình công nghệ cho sinh viên

Bài toán tại Huế & giải pháp hoàn thiện

Quá trình chuyển đổi số trong một cơ sở giáo dục, nhất là trường ĐH là quá trình đổi mới tự thân để đáp ứng yêu cầu phát triển nội tại của trường và đáp ứng tốt hơn cho người học. ĐH Huế đang nỗ lực vươn tầm thành ĐH Quốc gia, với mục tiêu xây dựng ĐH Huế theo mô hình ĐH thông minh và đổi mới sáng tạo, quản lý hệ thống các cấp theo tiêu chuẩn quốc tế trong toàn hệ thống, chắc chắn quá trình chuyển đổi số, phát triển ĐH số rất quan trọng.

Để xây dựng thành công ĐH số, đầu tiên các trường ĐH cần có kế hoạch xây dựng đội ngũ quản lý và giảng dạy trên nền tảng của ĐH số, cải thiện cơ sở vật chất, kỹ thuật của hạ tầng mạng và phát triển các hệ thống phần mềm. Với lợi thế ĐH Vùng, ĐH Huế và các đơn vị đào tạo cần khai thác thế mạnh của việc sử dụng chung tài nguyên thông tin bằng cách xây dựng tích hợp dữ liệu thống nhất, các nguồn tài nguyên dùng chung, phát triển kho học liệu số, học liệu mở dùng chung; các nguồn tư liệu phục vụ nghiên cứu, các hệ thống phòng thí nghiệm dùng chung.

Bên cạnh đó, cần tiến hành các giải pháp cụ thể về chương trình đào tạo thích ứng. Chương trình đào tạo cần xác định cụ thể các chuẩn đầu ra, phẩm chất chung và năng lực chuyên môn; cần nhanh chóng đổi mới từ khâu tuyển sinh đến khâu đánh giá, kiểm định cho lượng giáo dục, nhất là đánh giá sinh viên tốt nghiệp. Mục tiêu đào tạo phải hướng tới sinh viên ra trường có năng lực tư duy và sáng tạo, đổi mới, có kỹ năng phân tích và tổng hợp thông tin, có khả năng làm việc độc lập và ra quyết định dựa trên cơ sở phân tích các dữ liệu.

Bài, ảnh: HỮU PHÚC

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV:
Nhiều kiến nghị của cử tri Thừa Thiên Huế được quan tâm giải quyết

Trong khuôn khổ chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV khai mạc sáng 21/10, Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri (báo cáo) gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV cho thấy, nhiều kiến nghị của cử tri được các Bộ, ban, ngành liên quan trả lời giải quyết; trong đó có nhiều kiến nghị, phản ánh của cử tri Thừa Thiên Huế.

Nhiều kiến nghị của cử tri Thừa Thiên Huế được quan tâm giải quyết
Nhiều thách thức trong việc quản lý phát thải y tế ở châu Á

Trên toàn cầu, lĩnh vực y tế chịu trách nhiệm cho khoảng 5% tổng lượng khí thải carbon – cao hơn cả ngành hàng không và vận chuyển. Nếu không được giải quyết, Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) dự báo đến năm 2050, lượng khí thải carbon từ lĩnh vực này có thể tăng gấp 3 lần, trong đó một phần lớn bắt nguồn từ châu Á.

Nhiều thách thức trong việc quản lý phát thải y tế ở châu Á

TIN MỚI

Return to top