ClockThứ Bảy, 24/12/2016 06:01

Đào tạo nghề ngoài công lập: Chưa có nhiều nghề xã hội cần

TTH - Các cơ sở dạy nghề ngoài công lập ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu học nghề của xã hội. Tuy nhiên, thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị, thiếu đội ngũ giáo viên... là một trong những trở ngại để các cơ sở nâng cao chất lượng đào tạo.

Đào tạo nghề ngoài công lập thường thiếu những máy móc hiện đại

Toàn tỉnh hiện có trên 20 cơ sở đào tạo nghề ngoài công lập có quy mô và 120 cơ sở do các doanh nghiệp, cá nhân thành lập phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh của đơn vị. Ước tính có hàng ngàn lao động/năm được đào tạo các nghề: điện tử, điện lạnh, cơ khí, may dân dụng, thủ công mỹ nghệ, tin học. Tuy nhiên, hầu hết cơ sở dạy nghề ngoài công lập đều đang gặp khó khăn do phải thuê mướn mặt bằng, thường xuyên di dời, ảnh hưởng đến hoạt động tuyển sinh, đào tạo. Trong khi đó, Nhà nước chưa có quỹ đất riêng dành cho dạy nghề, chính sách giảm giá thuê mặt bằng cũng chưa có.

Chất lượng đào tạo nghề các cơ sở ngoài công lập còn nhiều điều đáng bàn. Các cơ sở dạy nghề ngoài công lập vẫn còn phân tán, nhỏ bé về quy mô, nghèo nàn về cơ sở vật chất. Tình trạng đào tạo nghề đang bị “gói” trong những ngành nghề mà cơ sở có chứ chưa đào tạo được những nghề mà xã hội cần. Một điểm khác biệt của các cơ sở dạy nghề ngoài công lập so với các cơ sở dạy nghề công lập là phải tự bỏ vốn đầu tư, do đó ít chú trọng đến các nghề thuộc nhóm công nghệ, kỹ thuật, cơ khí, nếu có thì trang thiết bị còn hạn chế, chưa đảm bảo tương thích với điều kiện sản xuất thực tế. Chẳng hạn, các cơ sở đào tạo nghề ngoài công lập chỉ trang bị máy một kim để dạy may công nghiệp, thực tế là phải có loại máy chuyên dùng 30-40 triệu đồng. Một số đơn vị ở ngành cơ khí cũng tiết lộ: Không chỉ có máy hàn CO2, hàn điện thông thường mà phải có những máy hàn hiện đại. Việc xây dựng xưởng thực hành đòi hỏi phải đầu tư từ 500 - 700 triệu đồng nên nhiều đơn vị chỉ đào tạo rập khuôn những ngành nghề phổ thông, ít tốn chi phí đầu tư. Bởi lẽ, đầu tư vào máy móc dạy nghề là rất lớn nhưng khả năng thu hồi vốn lại chậm nên chưa thực sự thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư.

Anh Nguyễn Văn Thanh, chủ một cơ sở đào tạo nghề ngoài công lập cho hay: Các đơn vị đào tạo nghề ngoài công lập được hưởng một số chính sách ưu đãi theo quy định, nhưng trên thực tế, thủ tục lại rất khó khăn và rườm rà. Việc cấp quyền sử dụng đất cho các cơ sở ngoài công lập để xây dựng các trường nghề lại rất khó khăn. Nhiều chính sách, cơ chế (như cho vay tín dụng, hỗ trợ ban đầu) ban hành chậm làm ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các thành phần kinh tế vào lĩnh vực dạy nghề.

Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cũng là vấn đề của các cơ sở dạy nghề ngoài công lập. Số giáo viên cơ hữu ở các cơ sở dạy nghề  có nguồn vốn đầu tư nhỏ, quy mô đào tạo hạn chế còn thiếu. Nguyên nhân do thu nhập của giáo viên chưa hấp dẫn, tâm lý muốn làm trong cơ sở dạy nghề  công lập để ổn định nên tình trạng thiếu giáo viên trầm trọng. Hiện, nhiều cơ sở dạy nghề  ngoài công lập đã khắc phục tình trạng này bằng cách sử dụng đội ngũ giáo viên thỉnh giảng; bổ sung thêm nguồn giáo viên là các cán bộ, chuyên gia kỹ thuật từ đơn vị; có chế độ đãi ngộ cao hơn để thu hút giáo viên đảm bảo đáp ứng theo quy mô đào tạo hiện tại.

Theo các nhà quản lý, muốn xã hội hóa công tác dạy nghề thì cần phải cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về đào tạo nghề . Ngoài ra, cơ chế sử dụng ngân sách Nhà nước, chính sách huy động vốn, tín dụng và thuế, chế độ thu học phí, lệ phí và trợ cấp xã hội… cũng cần được đổi mới. Nhất là, các ngành liên quan cần có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tham gia mở trường, mở lớp dạy nghề, nhất là có chính sách hỗ trợ để nâng cao năng lực cho hệ thống đào tạo nghề.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ

Sau thời gian tham gia nghĩa vụ quân sự phục vụ Tổ quốc, bộ đội xuất ngũ được cấp thẻ học nghề, có thể chọn học một trong 140 danh mục ngành nghề đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ
Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Yêu thương & tâm huyết

Sự tôn vinh, kính trọng của xã hội và tình cảm thân thương thầy – trò là niềm hạnh phúc giúp cho các thầy, cô giáo vượt qua bao áp lực để làm tốt nhiệm vụ “gieo con chữ”.

Yêu thương  tâm huyết
Khai giảng các khóa đào tạo nghề

Chiều 19/11, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức lễ khai giảng các khóa đào tạo nghề, đánh giá kết quả hoạt động nghề năm 2024, triển khai kế hoạch đào tạo nghề năm 2025 và kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Khai giảng các khóa đào tạo nghề
Bước chân không mỏi

Ngoài công việc của một cán bộ hội, hơn 10 năm qua chị Võ Cẩm Thành, Phó Chủ tịch Hội LHPN xã Phú Xuân (Phú Vang) là một trong những nhân viên thu tiêu biểu trong phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình.

Bước chân không mỏi
Phát huy thế mạnh nhân viên thu

Được mệnh danh là “cánh tay nối dài” của cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH), đội ngũ nhân viên thu là những người góp phần quan trọng trong việc đưa các chính sách bảo hiểm đến gần hơn với người dân, góp sức đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Phát huy thế mạnh nhân viên thu

TIN MỚI

Return to top