ClockThứ Bảy, 01/08/2020 06:15

Dạy tiếng Việt cho trẻ dân tộc: Cái khó ló cái khôn

TTH - Để học sinh dân tộc thiểu số sử dụng được tiếng Việt là công việc khá gian nan, nhất là nhóm tuổi nhà trẻ. Vận động phụ huynh cho học sinh đến lớp đã khó, nhưng để duy trì việc trẻ đi học chuyên cần lại càng khó hơn.

Dạy tiếng Việt giáo dục công nghệ lớp 1: Vẫn cần điều chỉnhGiữ hồn dân tộc qua tiếng mẹTăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số

Dạy trẻ làm quen với chữ cái ở Nam Đông

Không để cái chữ rơi rớt

Không như học sinh người Kinh, trước khi đến trường đa số trẻ dân tộc thiểu số chưa thể sử dụng được tiếng Việt. Vì vậy, việc giao tiếp thông thường với giáo viên của các em luôn gặp khó khăn. Trường mầm non A Ngo (A Lưới) có trên 170 em, chủ yếu là dân tộc Tà Ôi và Cơ Tu. Các em bắt đầu học như những đứa trẻ tập nói ở độ tuổi lên ba. Vốn tiếng Việt ít ỏi, bọn trẻ thường nói từng tiếng một.

Học sinh dân tộc hạn chế tiếng Việt thường tự ti, thu mình, thiếu mạnh dạn trong các hoạt động chung từ trên lớp đến sinh hoạt hàng ngày. Khó nhất là việc giúp trẻ phân biệt các dấu thanh bởi phương ngữ dân tộc đã ăn sâu từ thuở mới lọt lòng. Cô giáo Võ Thị Tâm, Hiệu trưởng Trường mầm non Thượng Lộ (Nam Đông) cho hay.

Học tiếng Việt đối với trẻ dân tộc thiểu số, cũng như học ngoại ngữ, không được tiếp cận liên tục và ôn luyện sẽ rất khó sử dụng phổ biến. Các cháu học khá chăm chỉ, nhưng tiếp thu chậm nên chẳng thể áp dụng giáo án bài bản cho lớp, các cô phải sáng tạo để trẻ có thể tiếp thu tốt hơn. Thông thường, mỗi lớp do hai cô phụ trách, một trong hai cô phải biết tiếng dân tộc để còn "phiên dịch" khi có sự cố. Cái khó là nhiều phụ huynh người dân tộc vẫn chưa nói lưu loát tiếng Việt. Thế nên, ngoài giờ lên lớp, các cô lại đến nhà các em để "dạy kèm" cho phụ huynh.

Một trong những khó khăn trong dạy tiếng Việt cho trẻ, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên thành thạo tiếng dân tộc thiểu số còn ít, trong khi tỷ lệ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non người dân tộc thiểu số thấp nên khó khăn trong việc thực hiện tăng cường tiếng Việt cho trẻ. Chưa kể, một bộ phận có năng lực sư phạm hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới. Tài liệu hỗ trợ tăng cường tiếng Việt cho trẻ còn thiếu nhiều.

Tạo môi trường giao tiếp cho trẻ

 Một trong những sáng tạo của các giáo viên mầm non là bất cứ vật dụng, đồ chơi, đồ dùng học tập nào cũng gắn dòng chữ “song ngữ” tiếng Việt và tiếng dân tộc cho trẻ tiện nắm bắt. Linh hoạt trong mọi tình huống, rèn cho trẻ tự tin trong giao tiếp là cách mà giáo viên ở các trường vùng cao áp dụng. Ở các nhóm, lớp đều được tăng cường giao tiếp bằng tiếng Việt giữa trẻ - trẻ, giữa trẻ - cô và những người xung quanh.

Hiệu trưởng Trường mầm non Hồng Bắc (A Lưới) Trần Thị Nghiêu chia sẻ: Đối với trẻ lớp mẫu giáo lớn, ngoài phát âm đúng, các cô còn tập trung rèn kỹ năng giúp trẻ nói đầy đủ, chú trọng sửa lỗi cho trẻ ở các từ khó, sửa tật ngọng giúp trẻ thêm tự tin khi giao tiếp tiếng Việt. Để tăng cường tiếng Việt cho trẻ, trong lúc ra chơi, thậm chí giờ đón, trả trẻ các cô thường xuyên gần gũi, động viên ân cần, lưu tâm những trẻ nhút nhát.

Để làm phong phú vốn tiếng Việt cho trẻ, ngành giáo dục khuyến khích phụ huynh, các tổ chức đóng góp đồ dùng, đồ chơi, vật dụng sinh hoạt địa phương để sử dụng trong hoạt động tăng cường tiếng Việt. Các trường mầm non phối hợp hội phụ huynh, già làng, trưởng bản sưu tầm các tác phẩm văn học dân gian để tăng cường vốn tiếng Việt cho các em trong trường mầm non..

Bà Ngô Thị Hạnh, Trưởng phòng Mầm non thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo cho hay: Toàn tỉnh hiện có 31 trường mầm non có trẻ dân tộc thiểu số. Trong đó, có gần 3.600 trẻ mẫu giáo (đạt tỷ lệ 98%) đến trường. Sau 5 năm thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em MN, toàn tỉnh xây mới 40 phòng học, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác dạy học cho trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu số với tổng số tiền trên 29,5 tỷ đồng. 100% các cơ sở giáo dục mầm non đã lồng ghép các nội dung của đề án vào trong chương trình dạy học và điều chỉnh kế hoạch dạy học phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Sở GD&ĐT cử cán bộ người bản địa biên soạn tài liệu để bồi dưỡng tiếng dân tộc cho giáo viên người kinh dạy trẻ dân tộc thiểu số. Vấn đề đặt ra là cần xây dựng môi trường tiếng Việt, tạo điều kiện cho trẻ tập nói, giao tiếp bằng tiếng Việt; cần cho trẻ làm quen với việc đọc, viết đúng theo chương trình giáo dục mầm non, giúp trẻ chuyển tiếp lên tiểu học được thuận lợi. Đồng thời, tạo môi trường giao tiếp tích cực tại gia đình và cộng đồng gắn với việc  tổ chức các lớp tập huấn mô hình tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số.

 Bài, ảnh: HUẾ THU

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gian nan bảo tồn văn hóa thời Nguyễn

Di sản văn hóa do triều Nguyễn để lại ở Huế nói riêng và Việt Nam nói chung vô cùng đồ sộ, là những giá trị lịch sử, văn hóa, cảnh quan, nghệ thuật, khoa học, kinh tế… Những năm qua việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa ấy được đánh giá cao nhưng vẫn còn một số bất cập, khó khăn lẫn hạn chế.

Gian nan bảo tồn văn hóa thời Nguyễn
Hành trình gian nan truy bắt đối tượng truy nã

Công an tỉnh tập trung xây dựng các phương án, kế hoạch, chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương thực hiện tốt công tác xác minh truy bắt, vận động đầu thú và thanh loại đối tượng truy nã, không để các đối tượng tiếp tục gây án, phạm tội mới, góp phần kiềm chế gia tăng tội phạm, bảo đảm tốt an ninh trật tự.

Hành trình gian nan truy bắt đối tượng truy nã
Gian nan tìm việc làm

Nếu chẳng may bị mất việc, phụ nữ tuổi trung niên sẽ gian nan tìm việc làm do các cở sở sản xuất, kinh doanh… chủ yếu tuyển dụng lao động trong độ tuổi từ 18 - 35.

Gian nan tìm việc làm
Bồi đắp tình yêu tiếng Việt cho thế hệ trẻ kiều bào

Công tác xây dựng, củng cố, phát triển phong trào dạy, học tiếng Việt cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là nhiệm vụ quan trọng trong việc hỗ trợ cộng đồng giữ gìn bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc; góp phần phổ biến, truyền bá tiếng Việt và văn hóa Việt Nam ở nước ngoài.

Bồi đắp tình yêu tiếng Việt cho thế hệ trẻ kiều bào
Lao động nữ di cư: Gian nan hành trình mưu sinh

Nhiều phụ nữ muốn di cư lập nghiệp với hy vọng có được cuộc sống tốt đẹp hơn, nhưng thực tế họ lại phải đối mặt với những khó khăn, xa gia đình, đời sống lại vô cùng bấp bênh... Họ ít có cơ hội nâng cao kỹ năng nghề hay tiếp cận dịch vụ an sinh xã hội.

Lao động nữ di cư Gian nan hành trình mưu sinh

TIN MỚI

Return to top