ClockThứ Tư, 13/12/2023 15:00

Dạy và học môn lịch sử chưa được như kỳ vọng

TTH.VN - Đó là nhận định được các đại biểu đưa ra tại hội thảo khoa học “Đổi mới phương pháp dạy học bộ môn lịch sử trong giai đoạn hiện nay” được Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức sáng 13/12.

Triển khai hiệu quả Chương trình Giáo dục phổ thông mớiTrao giải cuộc thi giới thiệu về lịch sử, văn hóa địa phươngQuả ngọt từ môn lịch sử của nhóm năm người bạn

Các đại biểu trao đổi tại hội thảo 

Được xem là môn học quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay môn lịch sử cần được coi trọng để gìn giữ bản sắc dân tộc. Tuy nhiên, thời gian gần đây việc dạy và học môn này đang có nhiều vấn đề đặt ra thực sự lo ngại.

Đông đảo các nhà văn hóa, nhà nghiên cứu, chuyên gia giáo dục… đã có nhiều tham luận cũng như góp ý xoay quanh việc đổi mới đào tạo giáo viên lịch sử đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới, thực trạng dạy và học lịch sử ở trường THPT hiện nay. Vị thế và những vấn đề đặt ra đối với môn lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông mới, phát triển năng lực giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học lịch sử cũng được đưa ra bàn luận.

Có ý kiến cho rằng, muốn nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường phổ thông thì phải đổi mới đồng bộ các yếu tố của quá trình dạy học, trong đó, vai trò quyết định nhất vẫn là người thầy. Việc đẩy mạnh trải nghiệm cũng được các chuyên gia ủng hộ bởi không chỉ giúp người học hình thành và chiếm lĩnh tri thức lịch sử một cách chủ động, nhanh chóng mà còn phát triển các kỹ năng cần thiết.

Ông Phan Tiến Dũng, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế cho rằng, cần có những thay đổi nhận thức về vị trí của môn học lịch sử trong giáo dục phổ thông, nâng cao chất lượng biên soạn sách giáo khoa, cần đổi mới cách dạy mang tính thuyết phục có cơ sở khoa học…

N. MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo hành lang pháp lý để đổi mới hoạt động HĐND các cấp

Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) đã tạo hành lang pháp lý cho HĐND các cấp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, từ đó, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc cần tháo gỡ.

Tạo hành lang pháp lý để đổi mới hoạt động HĐND các cấp
Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Dạy học nội khóa tại di tích lịch sử

Thực hiện Nghị quyết số 29 – NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, phát triển phẩm chất, năng lực của người học, Trường THPT Hai Bà Trưng đã xây dựng mô hình “Trường học gắn với cuộc sống”, với việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan trải nghiệm và dạy học nội khóa tại thực địa.

Dạy học nội khóa tại di tích lịch sử
Đổi mới, đột phá trong huấn luyện

Với những chủ trương, giải pháp cụ thể và tinh thần đoàn kết, quyết tâm cao của cán bộ, chiến sĩ, nhiệm vụ huấn luyện năm 2024 được lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh thực hiện thắng lợi với nhiều thành tích nổi bật.

Đổi mới, đột phá trong huấn luyện
Return to top