ClockThứ Ba, 11/04/2023 08:21

Dự kiến sửa đổi, bổ sung một số quy định về tự chủ đại học

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học (Nghị định 99).

Tự chủ đại học: Cần có cơ chế giảm gánh nặng cho người họcCần có cơ chế giảm gánh nặng cho người họcTăng học phí: Gia tăng đầu tư, nâng cao chất lượng đào tạo?

leftcenterrightdel
Thí sinh đến nhập học tại trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH). Ảnh minh họa: Thu Hoài/TTXVN 

Việc xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 99 nhằm tiếp tục thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng trong việc thực hiện phân cấp quản lý, tăng cường tự chủ đối với đào tạo đại học; giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn; bảo đảm đồng bộ giữa quy định của pháp luật, đẩy mạnh thực hiện phân cấp, phân quyền, gắn việc thực hiện trách nhiệm giải trình.

Theo dự thảo Nghị định, một số nội dung chính được sửa đổi, bổ sung gồm:

Thứ nhất, xác định “Cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận” đối với Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục đại học công lập. Hiện nay, theo các quy định của pháp luật về viên chức, cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận viên chức quản lý là cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý kỷ luật đối với viên chức quản lý. Tuy nhiên, các quy định pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm đối với hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học công lập là hội đồng trường hay cơ quan quản lý trực tiếp.

Do đó, để tháo gỡ vướng mắc, dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung như sau: Cơ quan quản lý trực tiếp thực hiện vai trò của cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận hiệu trưởng trong việc thực hiện các quy định về công tác cán bộ.

Cơ quan quản lý trực tiếp quyết định việc giao quyền hiệu trưởng hoặc giao phụ trách trường trong trường hợp sau: Đối với trường đại học mới thành lập, cơ quan quản lý trực tiếp giao quyền hiệu trưởng hoặc giao phụ trách trường để tham gia hội đồng trường lâm thời và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của hiệu trưởng cho đến khi có quyết định công nhận hiệu trưởng chính thức theo đề xuất của hội đồng trường; Đối với các trường đại học đã khuyết hiệu trưởng quá 6 tháng mà chưa gửi tờ trình đề nghị công nhận hiệu trưởng tới cơ quan quản lý trực tiếp.

Hội đồng trường thực hiện hoặc ủy quyền hiệu trưởng thực hiện các trình tự, thủ tục đánh giá, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý kỷ luật đối với phó hiệu trưởng theo quy định của pháp luật, trình hội đồng trường xem xét, quyết định.

Thứ hai, để bảo đảm phù hợp với quy định của Đảng (Quy định số 80-QĐ/TW ngày 18/8/2022 của Bộ Chính trị) quy định của pháp luật về viên chức (Nghị định số 115/2020/NĐ-CP) về “Thành phần tập thể lãnh đạo”, tiếp thu ý kiến đề xuất của các cơ sở giáo dục đại học, dự thảo Nghị định quy định thành phần tập thể lãnh đạo tại Điều 7 của Nghị định số 99, như sau: Thành phần tập thể lãnh đạo quy định tại Điều này gồm: Ban thường vụ Đảng ủy hoặc cấp ủy (nơi không có ban thường vụ Đảng ủy); chủ tịch hội đồng trường hoặc quyền chủ tịch hội đồng trường, phó chủ tịch hội đồng trường (nếu có), hiệu trưởng hoặc quyền hiệu trưởng (nếu chưa có hiệu trưởng); các phó hiệu trưởng và người đứng đầu bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ.

Tập thể lãnh đạo do Chủ tịch hội đồng trường hoặc Hiệu trưởng (trong thời gian chưa có chủ tịch hội đồng trường) chủ trì; làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số, trường hợp tập thể lãnh đạo là số chẵn, có kết quả biểu quyết hoặc bỏ phiếu 50/50 thì quyết định theo ý kiến của bên có người chủ trì.

Thứ ba, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học quy định: Thành viên ngoài trường đại học chiếm tỷ lệ tối thiểu là 30% tổng số thành viên của hội đồng trường, bao gồm đại diện của cơ quan quản lý trực tiếp. Do đó, để bảo đảm phát huy quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học, tiếp thu ý kiến đề xuất của các cơ sở giáo dục đại học; dự thảo Nghị định quy định số lượng người đại diện cơ quan quản lý trực tiếp cử không quá 50% tổng số thành viên ngoài trường đại học.

Thứ tư, theo báo cáo của các cơ sở giáo dục đại học, việc quy định phải triệu tập trên 50% tổng số viên chức, người lao động của trường đại học để tham dự hội nghị đại biểu bầu và bầu thay thế một thành viên hội đồng trường gặp nhiều khó khăn, tốn kém. Đặc biệt, đối với các Đại học Quốc gia, Đại học vùng và các cơ sở giáo dục đại học có tổng số viên chức, người lao động lớn.

Thứ năm, để bảo đảm phù hợp, đồng bộ với quy định của pháp luật có liên quan, dự thảo Nghị định đã cấu trúc lại các nội dung tại Nghị định 99 về việc bãi nhiệm, miễn nhiệm về việc bãi nhiệm, miễn nhiệm chủ tịch hội đồng trường, miễn nhiệm thành viên khác của hội đồng trường. Theo đó, làm rõ trường hợp thực hiện bãi nhiệm, trường hợp miễn nhiệm bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật.

Thứ sáu, sửa đổi, bổ sung quy định cụ thể thủ tục thay thế thành viên hội đồng trường; đặc biệt đối với thành viên là đại diện cơ quan quản lý trực tiếp khi đã thôi việc, chuyển công tác… thì cơ quan quản lý trực tiếp có thể thay thế ngay mà không cần có văn bản đề nghị của hội đồng trường như hiện nay.

Thứ bảy, bổ sung các quy định cụ thể về thủ tục thành lập, công nhận hội đồng đại học, chủ tịch hội đồng đại học, giám đốc đại học của trường đại học được Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển thành đại học

Ngoài các nội dung trên, dự thảo Nghị định cũng quy định cụ thể về điều kiện thành lập trường là đơn vị đào tạo thuộc cơ sở giáo dục đại học, về điều kiện để các trường đại học liên kết thành đại học, về điều kiện hoạt động cũng như trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đại học.

Về quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình, dự thảo Nghị định bổ sung yêu cầu cơ sở giáo dục đại học công khai toàn bộ nguồn thu, chi và cơ cấu các khoản thu, chi; cơ cấu chi từ nguồn học phí bảo đảm phù hợp với các quy định có liên quan.

Theo TTXVN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hàn Quốc bổ sung hơn 100.000 việc làm trong tháng thứ hai liên tiếp

Dữ liệu do Cục Thống kê Hàn Quốc công bố ngày 11/9 cho thấy, Hàn Quốc đã bổ sung hơn 100.000 việc làm trong tháng thứ hai liên tiếp vào tháng 8 năm nay; tuy nhiên, số việc làm trong ngành xây dựng lại ghi nhận mức giảm nhiều nhất từ trước đến nay trong bối cảnh ngành công nghiệp chậm lại và đợt sóng nhiệt khắc nghiệt xảy ra ở nước này.

Hàn Quốc bổ sung hơn 100 000 việc làm trong tháng thứ hai liên tiếp

TIN MỚI

Return to top