ClockChủ Nhật, 26/06/2022 14:38

Tăng học phí: Gia tăng đầu tư, nâng cao chất lượng đào tạo?

Thực hiện cơ chế tự chủ, nhiều cơ sở giáo dục đại học đồng loạt tăng học phí. Theo đó, mức học phí dự kiến của nhiều trường tăng cao so với năm học trước, có trường tăng hơn 40%.

Tăng học phí, phải tránh gây “sốc” cho người họcHọc phí đại học tăng cao là theo lộ trìnhHọc phí đại học tăng dần đều

Tăng học phí là xu thế tất yếu khi các trường đại học thực hiện cơ chế tự chủ. Ảnh minh họa: TG

Các trường có quyền tự xác định mức học phí

Trường ĐH Bách khoa TP Hồ Chí Minh và Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh là hai trường đào tạo các ngành khối kỹ thuật tăng học phí theo hướng tự chủ, với mức tăng từ trên 15 triệu lên 25 - 30 triệu tùy ngành. Một số khối ngành xã hội, kỹ thuật, thuộc ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh cũng tăng học phí, mức tăng dao động từ khoảng 10% - 30%. Theo phản ánh từ các trường, dù tăng học phí nhưng vẫn thu chưa đủ bù chi, do các trường bị cắt nguồn kinh phí ngay từ năm học mới, trong khi học phí tăng theo lộ trình và áp dụng với sinh viên khóa mới.

Liên quan đến học phí của các trường đại học tự chủ, ông Lê Tuấn Tứ - đại biểu Quốc hội khoá XIV trao đổi: Theo quy định của pháp luật, những trường này, nhất là trường có chương trình đào tạo đã được kiểm định, học phí không cần tuân theo khung của Nhà nước. Các trường có quyền tự xác định mức học phí theo quy định hiện hành.

Ông Tứ viện dẫn, trước đây Nhà nước cấp ngân sách để phục vụ cho chi phí thường xuyên của các trường. Vì thế, học phí chỉ là một phần của chi phí đào tạo. Nhưng khi các trường tự chủ, Nhà nước không còn cấp ngân sách nữa thì học phí trở thành phần thu để đủ bù chi của những trường này. Đây chính là áp lực khiến các cơ sở giáo dục đào tạo quyết định tăng học phí. “Đây là xu thế tất yếu và nằm trong quy định của pháp luật. Vì thế, các cơ sở đào tạo được phép tăng học phí theo hướng dẫn của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP” – ông Tứ nêu quan điểm.

Theo GS.TS Trần Đức Viên - Phó Chủ tịch thường trực phụ trách Hội đồng Học viện Nông nghiệp Việt Nam, kể từ năm 2015, học phí không còn nằm trong danh mục phí, lệ phí, được chuyển sang thực hiện theo cơ chế giá dịch vụ. Thế nhưng, học phí lại không được thực hiện đầy đủ cơ chế giá theo đúng bản chất vốn có của nó như đã quy định trong Luật Giá 2012.

Theo đó, cơ sở giáo dục đại học công lập được coi như đơn vị cung cấp dịch vụ, tự quyết định mức học phí trên cơ sở bù đắp chi phí đào tạo và có một phần tích lũy phù hợp với điều kiện cụ thể. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có động thái nào cho thấy, học phí được thực hiện đầy đủ theo cơ chế giá. Việc quy định mức thu học phí chung cho tất cả cơ sở giáo dục đại học công lập và chưa có hệ thống đánh giá minh bạch thông tin về chất lượng, năng lực của cơ sở đào tạo… đồng nghĩa với việc đánh đồng các trường như nhau. Do đó không tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh để trường đại học tồn tại và phát triển phù hợp với quy luật thị trường.

Tạo môi trường học tập tốt hơn

Nhìn nhận về việc các trường tự chủ tăng học phí, TS Lê Việt Thủy - Giám đốc Trung tâm Ứng dụng Công nghệ thông tin, Thư ký Đề án tự chủ đại học, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội) cho hay: Thực tế trong mấy năm qua, khi các trường bắt đầu thí điểm tự chủ theo Nghị quyết số 77/NQ-CP của Chính phủ, học phí của những trường này đều tăng, nhưng vẫn nằm trong giới hạn trần học phí mà Nhà nước cho phép. Tuy nhiên, hầu như các trường đều có lộ trình tăng từng bước và chỉ tăng với những sinh viên khóa mới.

Ngoài ra, mức học phí của các trường cũng được xác định trên cơ sở đánh giá khả năng đáp ứng của gia đình và bản thân sinh viên. Bên cạnh đó, mỗi trường đều có quỹ học bổng cũng như chính sách hỗ trợ học phí cho sinh viên khó khăn, hoặc giúp đỡ để các em được quyền sử dụng tín dụng sinh viên. Đây là chính sách để bảo đảm sự tiếp cận giáo dục đại học cho mọi người.

“Qua khảo sát sau khi được tự chủ, các trường đã có chuyển biến mạnh mẽ về kiểm định chương trình đào tạo; đầu tư nâng cao chuẩn đầu ra ngoại ngữ, tin học, cũng như trang bị nhiều hơn kỹ năng mềm cho người học. Nhiều trường đưa vào sử dụng các tòa nhà mới với trang thiết bị hiện đại, tiệm cận với chuẩn quốc tế; từ đó tạo môi trường học tập tốt hơn so với trước khi tự chủ” - TS Lê Việt Thủy nhìn nhận, đồng thời thông tin: Từ thực tế của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, khi được Thủ tướng cho phép thí điểm đề án đổi mới hoạt động theo cơ chế tự chủ, số lượng nguyện vọng đăng ký vào trường tăng đều qua các năm. Điểm chuẩn duy trì ở mức cao.

Đặc biệt, đối với chương trình đào tạo bằng tiếng Anh theo các chuẩn quốc tế với mức học phí cao luôn có số lượng sinh viên đăng ký rất đông. Khảo sát sơ bộ những sinh viên năm thứ nhất sau khi vào trường, đều cho rằng mức học phí của nhà trường chấp nhận được; nhất là khi chính sinh viên so sánh với mức kinh phí mà gia đình bỏ ra khi học tại THPT.

Liên quan đến vấn đề học phí, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết: Bộ đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 81/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/10/2021. Nghị định này thay thế Nghị định số 86/2015/NĐ-CP. Theo đó, cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo quy định tại Nghị định này áp dụng từ năm học 2021 - 2022. “Vào thời điểm chuẩn bị ban hành Nghị định số 81/2021/NĐ-CP, dịch bệnh Covid-19 tương đối phức tạp. Bộ GD&ĐT đã đề xuất và được giữ nguyên học phí năm học 2021 - 2022 như năm 2020 - 2021” - Thứ trưởng cho hay.

Về khung học phí đối với các năm học tiếp theo, Thứ trưởng trao đổi: Bộ GD&ĐT được giao tiếp tục nghiên cứu để xây dựng lộ trình điều chỉnh tăng học phí, nghiên cứu toàn diện tác động của việc tăng học phí tới các đối tượng khác nhau; đặc biệt là học sinh, sinh viên thuộc gia đình khó khăn. Trên cơ sở đó, đề xuất Chính phủ có biện pháp hỗ trợ cần thiết. Bộ tiếp tục có hướng dẫn để các cơ sở đại học căn cứ theo tình hình cụ thể có điều chỉnh phù hợp với thực tiễn khách quan và khả năng chi trả của người dân, đặc biệt là nhu cầu tổ chức dạy - học trong tình hình mới.

Theo giaoducthoidai.vn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Triển khai 932 nhiệm vụ khoa học và công nghệ đạt chất lượng cao

Sáng 21/12, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế (ĐHH) tổ chức hội thảo tổng kết khoa học và công nghệ (KHCN) giai đoạn 2019-2024 và xây dựng chiến lược phát triển nhiệm kỳ 2025-2030. Đến dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành liên quan và các nhà khoa học, lãnh đạo Trường đại học Y - Dược, ĐHH.

Triển khai 932 nhiệm vụ khoa học và công nghệ đạt chất lượng cao
Tiếp nhận gần 500 đơn vị máu

Sáng 8/12, Câu lạc bộ Ngân hàng Máu sống Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế tổ chức ngày hội hiến máu “Giọt hồng sẻ chia” lần I năm học 2024 - 2025. Đây là chương trình thường niên được câu lạc bộ tổ chức định kỳ mỗi năm hai lần, tiếp nhận bình quân 400 - 600 đơn vị máu từ các bạn tình nguyện viên.

Tiếp nhận gần 500 đơn vị máu
“Trường - Viện” và yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao - Kỳ 3: Cụ thể hóa chủ trương, nghị quyết

Đảng bộ Trường đại học Y - Dược Huế, Đại học Huế (ĐHH) là điển hình tiêu biểu trong việc thực hiện xuất sắc nhiệm vụ phát triển và nâng cao năng lực các thiết chế y tế trên địa bàn để trở thành trung tâm y tế chuyên sâu của cả nước; không ngừng đẩy mạnh phát triển theo mô hình “Trường - Viện” đạt tiêu chuẩn cấp quốc gia vào năm 2030 và hướng tới đạt chuẩn quốc tế vào năm 2045.

“Trường - Viện” và yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao - Kỳ 3 Cụ thể hóa chủ trương, nghị quyết
Nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe ô tô

Nâng chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe ô tô nhằm giúp học viên có thêm những kỹ năng, tự tin hơn khi lái xe và đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông là vấn đề quan tâm nhất hiện nay của ngành chức năng cũng như người học.

Nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe ô tô
Return to top