ClockChủ Nhật, 03/03/2019 10:01

Gần 1 triệu giáo viên phổ thông sẽ được bồi dưỡng chương trình giáo dục phổ thông mới

Có 4 nhóm đối tượng cần tập trung bồi dưỡng, gồm: Cán bộ quản lý sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT; giảng viên cốt cán các trường sư phạm; hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên phổ thông.

Dự thảo Luật Giáo dục: Gần 239.000 giáo viên chưa đạt chuẩn sẽ thế nào?Cần chiến lược đồng bộ, toàn diệnChất lượng đội ngũ giáo viên: Cần có sự đánh giá đa chiềuĐào tạo mới 91.000 giáo viên mầm non theo yêu cầu đổi mới giáo dục

Theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT, đến năm 2021 sẽ hoàn thành bồi dưỡng cho đối tượng cốt cán bao gồm: 800 giảng viên sư phạm, 1.000 cán bộ quản lý cấp sở/phòng, 4.000 hiệu trưởng, 35.000 giáo viên phổ thông và hoàn thành bồi dưỡng đại trà cho khoảng 3.500 cán bộ quản lý cấp sở/phòng, khoảng 28.000 hiệu trưởng và khoảng 900.000 giáo viên phổ thông.

Đối với đội ngũ giáo viên, nội dung bồi dưỡng sẽ tập trung vào phát triển chuyên môn nghiệp vụ gồm: Xây dựng kế hoạch dạy học và giảng dạy, sử dụng phương pháp dạy học và giảng dạy, kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất năng lực người học; tư vấn hỗ trợ học sinh; ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác sử dụng thiết bị dạy học, giảng dạy.

Đối với đội ngũ cán bộ quản lý, nội dung bồi dưỡng sẽ tập trung vào tăng cường năng lực quản trị nhà trường gồm: Tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường; quản trị hoạt động dạy học, giáo dục học sinh; quản trị cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học; quản trị chất lượng giáo dục trong nhà trường.

Sẽ có khoảng 900.000 giáo viên phổ thông được bồi dưỡng chương trình GDPT mới

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, có 4 nhóm đối tượng cần tập trung bồi dưỡng, gồm: Cán bộ quản lý sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT; giảng viên cốt cán các trường sư phạm; hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên phổ thông.

Nói về việc lựa chọn đội ngũ cốt cán để bồi dưỡng trở thành những người “dẫn đường”, Bộ trưởng Nhạ cho rằng,  phải dựa vào năng lực thực tế, khả năng và sự sẵn sàng của mỗi người để lựa chọn, không đặt nặng hồ sơ, bằng cấp thì cốt cán mới thực sự là cốt cán. Cốt cán không chỉ thể hiện ở năng lực chuyên môn, kinh nghiệm mà còn thể hiện ở tinh thần đổi mới, sự nhiệt tình chia sẻ với đồng nghiệp.

Bộ trưởng yêu cầu các trường sư phạm trên cơ sở nắm bắt từ các sở, phòng, cơ sở giáo dục, lắng nghe từ đội ngũ giáo viên đề xuất các chuyên đề bồi dưỡng. Chuyên đề nào cấp bách ưu tiên trước, chuyên đề nào chưa cấp bách có lộ trình, tránh bồi dưỡng dồn dập, phân tán, thiếu hiệu quả.

Bộ trưởng cũng lưu ý tới tính thống nhất trong nội dung chương trình để hướng tới một chương trình dùng chung cho cả hệ thống đào tạo sư phạm, vì chính sự thiếu thống nhất đã dẫn tới khoảng cách chất lượng giữa các trường trong hệ thống thời gian qua. Vấn đề xây dựng chương trình để bồi dưỡng chuyển đổi giữa các cấp học cũng được Bộ trưởng đặt ra, bởi đây là vừa là bài toán thực tế, vừa là cơ hội để ngành giáo dục cân đối, khắc phục tình trạng thừa thiếu giáo viên đang diễn ra ở một số địa phương.

“Thiết kế chương trình thế nào phương pháp phải đi kèm như thế” - Bộ trưởng nêu rõ, từ đó nhấn mạnh, các tài liệu phải được biên tập ngắn gọn, được chuyển sang các dạng thức như bài giảng điện tử, video clip, hỏi - đáp và được chủ động đưa lên mạng để ai cũng có thể đọc, hiểu, khai thác và thực hiện, không chỉ giáo viên mà cả phụ huynh.

Đề cập tới việc xây dựng chương trình bồi dưỡng chủ yếu theo hướng trực tuyến, Bộ trưởng khẳng định, chưa có trực tuyến sẽ chưa cho phép trực tiếp. Đối với hình thức trực tiếp phải tổ chức theo hướng để người tham gia được học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, tránh rao giảng một chiều, cầm tay chỉ việc. Mỗi người chia sẻ bí quyết của mình để thành bí quyết chung, từ đó quay về hoàn thiện chương trình bồi dưỡng.

“Không thể tách rời đánh giá với quá trình thiết kế chương trình, tổ chức bồi dưỡng. Mỗi chương trình cần đặt ra các tiêu chí chuẩn để đánh giá nghiêm túc, đạt yêu cầu mới cấp chứng chỉ ở tiêu chí ấy, tránh tình trạng “điểm danh ghi tên”. Trường nào làm tốt sẽ được khuyến khích, hỗ trợ, trường nào làm không nghiêm túc có thể bị thu giấy phép” - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Theo Dân Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ĐẠI HỌC HUẾ HƯỚNG ĐẾN ĐẠI HỌC QUỐC GIA:
Nhiều tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu

Trong tiến trình xây dựng và phát triển, đặc biệt kể từ sau 30 năm tái thành lập, Đại học Huế (ĐHH) đã cơ bản đạt các tiêu chuẩn, tiêu chí để trở thành Đại học Quốc gia theo quy định.

Nhiều tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu
Ngôi trường có 15 cặp vợ chồng cùng công tác

Trường THPT Thừa Lưu đóng trên địa bàn thôn Phước Lộc, xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, cách thành phố Huế 60km về phía nam, là nơi theo học của học sinh các xã Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh và thị trấn Lăng Cô. Trong chuyến công tác tại Trường, tôi có những ấn tượng đặc biệt đối với ngôi trường này.

Ngôi trường có 15 cặp vợ chồng cùng công tác
Chuyện về những giáo viên không cầm phấn

Thật ngạc nhiên và cảm động khi chứng kiến một lớp học không cần bảng đen, những giáo viên dạy trẻ khiếm thị chỉ bằng tiếng gõ lạch cạch, cái sờ tay và bằng cả trái tim yêu thương.

Chuyện về những giáo viên không cầm phấn
Trò đến lớp, thầy vui!

Bên cạnh dạy học, thầy cô giáo ở vùng cao A Lưới còn phụ trách thêm công tác vận động học sinh đến trường. Thấy học sinh nghỉ học dài ngày, có nguy cơ bỏ học, sau giờ dạy, giáo viên lại tìm đến nhà tìm hiểu, động viên, nhắc nhở. Niềm vui giản dị của các nhà giáo nơi đây là được thấy học sinh trở lại trường.

Trò đến lớp, thầy vui

TIN MỚI

Return to top