ClockThứ Hai, 25/04/2022 12:28

Gần 160 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp thành phố

TTH.VN - Kết quả này được công bố tại hội nghị tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi tiểu học cấp thành phố, năm học 2021 - 2022 do UBND TP. Huế tổ chức sáng 25/4. Tham dự có UVTV Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ Phan Thiên Định; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Trần Hùng Nam; Chủ tịch UBND TP. Huế Võ Lê Nhật và các đơn vị liên quan.

Dạy trò bằng yêu thương của người mẹ115 giáo viên được công nhận giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp tỉnhHương Thủy: Tuyên dương giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp tiểu học

Bí thư Thành ủy Phan Thiên Định trao giải cho các giáo viên

Hội thi giáo viên dạy giỏi (GVDG) cấp tiểu học là hoạt động thường xuyên của ngành giáo dục - đào tạo TP. Huế, được tổ chức 2 năm một lần cho mỗi cấp học, nhằm phát hiện, công nhận, tôn vinh giáo viên đạt danh hiệu GVDG, đẩy mạnh phong trào thi đua “dạy tốt và học tốt” trong trường học. Đồng thời, tạo cơ hội cho giáo viên giao lưu, phát huy tinh thần tự học, rèn luyện, sáng tạo trong công tác để phấn đấu, tiếp tục hoàn thiện chuyên môn và đáp ứng yêu cầu của giáo dục.

Hội thi được tổ chức từ ngày 4 đến 8/4/2022 với sự tham gia 162 giáo viên được tuyển chọn là giáo viên dạy giỏi cấp trường của 55 trường tiểu học trên địa bàn TP. Huế với 2 phần thi, gồm trình bày biện pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác giảng dạy của giáo viên tại đơn vị đang công tác và phần thi thực hành tiết dạy.

Kết quả hội thi, có 157/162 giáo viên dự thi đạt danh hiệu GVDG cấp thành phố, trong đó có 92 giáo viên đạt giải, gồm 14 giải nhất, 32 giải nhì và 46 giải ba.

Theo lãnh đạo Phòng Giáo dục & Đào tạo TP. Huế, sau hội thi, phòng sẽ nhân rộng những điển hình tiên tiến, các tiết dạy tốt, các biện pháp hay, việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm, trang thiết bị trong dạy học trong toàn ngành. Từ đó, góp phần thu hút sự quan tâm của các lực lượng xã hội tham gia vào giáo dục, tạo động lực phát triển sự nghiệp giáo dục trên địa bàn TP. Huế trong giai đoạn chuyển đổi số, trong đó tập trung vào chuyển đổi số trong công tác quản lý, chuyển đổi số trong dạy và học.

Tin, ảnh: Thanh Hương

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ĐẠI HỌC HUẾ HƯỚNG ĐẾN ĐẠI HỌC QUỐC GIA:
Nhiều tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu

Trong tiến trình xây dựng và phát triển, đặc biệt kể từ sau 30 năm tái thành lập, Đại học Huế (ĐHH) đã cơ bản đạt các tiêu chuẩn, tiêu chí để trở thành Đại học Quốc gia theo quy định.

Nhiều tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu
Ngôi trường có 15 cặp vợ chồng cùng công tác

Trường THPT Thừa Lưu đóng trên địa bàn thôn Phước Lộc, xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, cách thành phố Huế 60km về phía nam, là nơi theo học của học sinh các xã Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh và thị trấn Lăng Cô. Trong chuyến công tác tại Trường, tôi có những ấn tượng đặc biệt đối với ngôi trường này.

Ngôi trường có 15 cặp vợ chồng cùng công tác
Chuyện về những giáo viên không cầm phấn

Thật ngạc nhiên và cảm động khi chứng kiến một lớp học không cần bảng đen, những giáo viên dạy trẻ khiếm thị chỉ bằng tiếng gõ lạch cạch, cái sờ tay và bằng cả trái tim yêu thương.

Chuyện về những giáo viên không cầm phấn
Trò đến lớp, thầy vui!

Bên cạnh dạy học, thầy cô giáo ở vùng cao A Lưới còn phụ trách thêm công tác vận động học sinh đến trường. Thấy học sinh nghỉ học dài ngày, có nguy cơ bỏ học, sau giờ dạy, giáo viên lại tìm đến nhà tìm hiểu, động viên, nhắc nhở. Niềm vui giản dị của các nhà giáo nơi đây là được thấy học sinh trở lại trường.

Trò đến lớp, thầy vui

TIN MỚI

Return to top