ClockThứ Năm, 09/07/2020 09:07

Giáo dục tài chính tích hợp trong sách giáo khoa theo chương trình mới

Giáo dục tài chính được tích hợp vào sáu môn học theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 (giáo dục phổ thông mới -PV), gồm: Toán, Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tự nhiên và Xã hội, Công nghệ, Hoạt động trải nghiệm.

Bổ nhiệm Giám đốc Sở Tài chính và Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạoKhai giảng năm học mới cho trẻ em mù và lớp massage dành cho người mùBộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp năm 2019 diễn ra nghiêm túc, an toànBằng Đại học chính quy và tại chức chính thức có giá trị ngang nhau

Thế hệ học sinh hiểu về tài chính    

Mục đích của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) khi tích hợp nội dung giáo dục tài chính là nhằm phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực cho học sinh.    

GS Đỗ Đức Thái chia sẻ về giáo dục tài chính trong sách giáo khoa môn Toán. Ảnh: MT

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết: “Để thực hiện được việc tích hợp giáo dục tài chính vào chương trình giáo dục phổ thông 2018, việc tập huấn cho các tác giả về tích hợp nội dung này vào sách giáo khoa là cần thiết”.     

Đồng thời, Thứ trưởng  mong muốn tác giả, biên tập viên viết sách giáo khoa sẽ có thêm kinh nghiệm, kiến thức để tích hợp tốt nhất giáo dục tài chính vào sách giáo khoa khi tham gia khoá tập huấn.     

Nhấn mạnh về vai trò giáo dục tài chính, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết: Giáo dục tài chính có vai trò quan trọng, đặc biệt trong thời đại hiện nay, khi đất nước đang trên đà hội nhập, phát triển. Giáo dục tài chính sẽ giúp tạo ra một thế hệ học sinh hiểu biết về tài chính, biết vận dụng hiệu quả kiến thức này vào thực tế cuộc sống để giúp ích cho bản thân, gia đình, góp phần phát triển ổn định bền vững nền kinh tế - xã hội quốc gia, đáp ứng nhu cầu phát triển của thế giới.  

Phó Giám đốc World Bank tại Việt Nam - bà Steffi Stallmeister đánh giá, Việt Nam đã thành công trong việc đưa chính sách tài chính toàn diện vào giáo dục và là một trong 3 quốc gia đi đầu ở Châu Á về tích hợp giáo dục tài chính vào chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Điều này thể hiện tầm nhìn của Chính phủ, Bộ GD&ĐT khi hướng tới sự phát triển toàn diện của đất nước, phát triển các công dân toàn cầu đáp ứng nhu cầu của đất nước và thế giới.    

Bà Steffi Stallmeister cho biết, World Bank sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong quá trình đổi mới giáo dục phổ thông, trong đó có tích hợp giáo dục tài chính vào chương trình, sách giáo khoa và thực hiện giáo dục nội dung này cho người học. 

Rõ nhất là chương trình môn Toán

Là chủ biên chương trình môn Toán của chương trình giáo dục phổ thông mới mới - GS Đỗ Đức Thái cho biết, mạch giáo dục tài chính trong chương trình môn Toán được thực hiện từ lớp 2 đến lớp 12, trong đó tập trung nhiều ở các lớp THCS và THPT. Theo đó, chương trình sẽ cung cấp cho học sinh những hiểu biết và năng lực tài chính cốt lõi. Ví dụ, học sinh sẽ được tìm hiểu về tiền tệ và tài chính, trong đó giới thiệu các khái niệm, phương tiện, công cụ cơ bản trong tài chính và tiền tệ; giá trị sử dụng và giá trị đạo đức của tiền…    

Chương trình môn Toán cũng giúp học sinh tìm hiểu về hệ thống tài chính, các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính; Biết đánh giá nguồn tài chính; Xác định rủi ro và lợi nhuận liên quan đến tiết kiệm và đầu tư. Học sinh cũng được giáo dục để biết cách lập kế hoạch và quản lí tài chính cá nhân hiệu quả.

Dự kiến, Hội đồng thẩm định sách giáo lớp 2, lớp 6 về tích hợp giáo dục tài chính trong chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông cũng sẽ được tập huấn trong thời gian tới đây.

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuẩn bị trước kỳ thi tốt nghiệp theo chương trình mới

Bắt đầu từ năm 2025, các em học sinh cuối cấp trung học phổ thông (THPT) sẽ thi tốt nghiệp theo chương trình Giáo dục phổ thông mới 2018. Việc thay đổi hình thức ra đề thi tốt nghiệp THPT cho phù hợp với chương trình giáo dục mới đang được các nhà trường, thầy cô giáo, học sinh và xã hội đặc biệt quan tâm.

Chuẩn bị trước kỳ thi tốt nghiệp theo chương trình mới
Cân nhắc lựa chọn sách giáo khoa

Năm học 2024 - 2025 là năm học phủ hết chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 từ lớp 1 đến lớp 12 và là năm đầu tiên học sinh lớp 12 thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) theo chương trình mới. Để dạy và học có hiệu quả cao, giáo viên giảng dạy các bộ môn ngoài việc đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình, cần phải lựa chọn sách giáo khoa thuộc bộ sách nào phù hợp.

Cân nhắc lựa chọn sách giáo khoa
“Giải pháp triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 và sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, 2, 3”.

Sáng 24/8, Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế phối hợp với các Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học và các đơn vị liên quan trong cả nước tổ chức hội thảo khoa học “Giải pháp triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 và sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, 2, 3”.

“Giải pháp triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 và sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, 2, 3”

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top