ClockThứ Tư, 14/08/2024 15:47

Giúp các nhà khoa học thương mại hóa sản phẩm khoa học và công nghệ

TTH.VN - Ngày 14/8, Đại học Huế đã tổ chức khóa huấn luyện thực thi thương mại hóa sản phẩm khoa học và công nghệ cho các nhà khoa học, giảng viên đã và đang có những công trình nghiên cứu khoa học.

Nhiều học bổng cho sinh viên đầu năm học mớiGiúp người học tiếp cận việc làm thuận lợi20 nhóm dự án tham gia vòng bán kết cuộc thi Ý tưởng Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo Đại học HuếVươn tầm Đại học Quốc gia Khai mạc Trường hè quốc tế Vật lý Toán năm 2024Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế có hiệu trưởng mới

 Các chuyên gia chia sẻ giải pháp thương mại hóa sản phẩm khoa học và công nghệ

Hoạt động này nằm trong khuôn khổ chương trình ươm tạo, nhằm thương mại hóa sản phẩm khoa học và công nghệ thuộc Đề án 844 về “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” của Chính phủ.

Chương trình được thiết kế cho các nhà nghiên cứu có các sản phẩm khoa học và công nghệ tiềm năng, được tuyển chọn để hỗ trợ chuyển giao, thương mại hóa.

Khóa huấn luyện có những nội dung chính, gồm xác định tổ chức trung gian thương mại hóa khoa học và công nghệ; xác định các yếu tố quyết định thành công trong chuyển giao khoa học và công nghệ; chính sách về chuyển giao, thương mại hóa khoa học và công nghệ; tìm kiếm thị trường cho sản phẩm khoa học và công nghệ; huy động nguồn đầu tư cho sản phẩm khoa học và công nghệ.

Các chuyên gia tham gia huấn luyện là những người có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động chuyển giao thương mại hóa sản phẩm khoa học và công nghệ. Hình thức tổ chức của khóa huấn luyện bao gồm các phiên, như trao đổi của chuyên gia, thảo luận vòng tròn, làm việc nhóm, trình bày và phản hồi.

Tin, ảnh: ĐỨC QUANG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản: Thương mại hóa tác phẩm nghệ thuật của những nhà sáng tạo khuyết tật

Từ những chiếc áo sơ mi có hình ảnh minh họa sáng tạo về động vật cho đến những chiếc tất “tabi” truyền thống có họa tiết chấm bi, ReArt, một hiệp hội hợp tác phi lợi nhuận có trụ sở tại thành phố Kawagoe, tỉnh Saitama, Nhật Bản đang giúp thương mại hóa tác phẩm của các nghệ sĩ khuyết tật.

Nhật Bản Thương mại hóa tác phẩm nghệ thuật của những nhà sáng tạo khuyết tật
Hơn 300 sản phẩm khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo triển lãm tại ngày hội Techfest

Ngày 12/9, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức khai mạc triển lãm, giới thiệu thiết bị công nghệ, sản phẩm KHCN và đổi mới sáng tạo (ĐMST), sản phẩm khởi nghiệp sáng tạo (KNST), sản phẩm chủ lực của vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung.

Hơn 300 sản phẩm khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo triển lãm tại ngày hội Techfest
"Chắp cánh" cho sản phẩm nông sản, làng nghề vươn xa

Sau 2 ngày diễn ra Hội chợ giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông sản, làng nghề do Hội Nông dân, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thị xã Hương Trà phối hợp tổ chức tại công viên trung tâm thị xã, các sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP, OCOP của địa phương có thêm cơ hội để vươn xa...

Chắp cánh cho sản phẩm nông sản, làng nghề vươn xa
Sản phẩm và dịch vụ OCOP từ dược liệu

Thực hiện Đề án Phát triển vùng nguyên liệu và các sản phẩm dược liệu gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đến năm 2030, Thừa Thiên Huế tập trung tận dụng tiềm năng tài nguyên bản địa kết hợp ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để hình thành các sản phẩm dược liệu chủ lực, có sức cạnh tranh cao.

Sản phẩm và dịch vụ OCOP từ dược liệu
“Cần phát triển các sản phẩm OCOP theo chiều sâu”

Đó là chia sẻ của Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Hồ Đăng Khoa trong cuộc trao đổi với Báo Thừa Thiên Huế Cuối tuần liên quan đến các vấn đề về sản xuất, tiêu thụ, nâng cao chất lượng cho các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh.

“Cần phát triển các sản phẩm OCOP theo chiều sâu”

TIN MỚI

Return to top