ClockThứ Sáu, 16/04/2021 13:38
Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông:

Hạ nhiệt tuyển sinh đầu cấp

TTH - Siết chặt tuyển sinh trái tuyến đầu cấp trung học cơ sở trong nhiều năm khiến việc học đúng tuyến bắt đầu đi vào nề nếp. Hơn nữa, với chương trình giáo dục phổ thông mới, các trường đều được đầu tư trang thiết bị máy móc cũng như đội ngũ giáo viên tương đồng.

Giáo viên được tham gia góp ý sách giáo khoa lớp 2 và 6Hướng đến hiệu quả cao trong bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lýHọc sinh A Lưới tiếp cận tốt sách giáo khoa mới

Học sinh tham gia đánh giá năng lực kết hợp xét tuyển ở Trường THCS Nguyễn Tri Phương

Siết chặt trái tuyến

Chị hàng xóm vẫn “bình chân như vại” khi con trai năm nay lên lớp 6. Chị bảo, cứ đúng tuyến mà học, tiểu học, trung học cơ sở cách nhà mấy trăm mét, rứa là quá tốt rồi, không việc chi phải đi xa. Rồi chị dẫn chứng, “trường làng”, nơi chị sinh sống đã không còn như ngày xưa, tỷ lệ học sinh đậu vào các trường tốp đầu trong thành phố hàng năm khá cao. Yên tâm hơn là môi trường giáo dục rất tốt, không còn cảnh học sinh đánh nhau ngay trước cổng trường.

Còn nhớ những năm trước, nhiều khu vực trong thành phố, con “cán bộ” đều xin xuống phố học trái tuyến khi không mấy tin tưởng vào chất lượng giảng dạy của những ngôi trường trong tuyến. Giờ thì đã khác, trường có chất lượng xuất hiện khá nhiều, hầu như khu vực nào cũng có một hai “trường điểm”. Theo nhận định của hiệu trưởng nhiều trường, năm nay tỷ lệ học sinh đầu cấp sẽ giảm nhiệt khi học sinh ở tuổi Canh Dần (nhiều người ngại sinh con vào năm này). Tuy nhiên, nhớ hai năm trước, toàn thành phố tăng thêm 300 học sinh lớp 6 nhưng vẫn được giải quyết ổn thỏa, bố trí phòng học đâu vào đấy.

Toàn TP. Huế có 11 trường dạy tiếng Pháp và 4 trường dạy tiếng Nhật. Thế nên, số lượng đăng ký vào các trường dạy tiếng Nhật, như Phan Sào Nam, Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Trỗi, Chu Văn An khá cao. Xu hướng của nhiều phụ huynh khi muốn con học thêm một ngoại ngữ để thuận tiện trong việc chọn ngành, chọn nghề sau này.

Đầu tư đồng bộ

Năm học 2021 - 2022 là năm học đầu tiên Chương trình giáo dục phổ thông ở bậc THCS. Chương trình quy định thời lượng giáo dục mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học, mỗi tiết học 45 phút. Tiêu chí học 2 buổi/ngày dừng ở mức khuyến khích. TP. Huế hiện có đến trên 60% học sinh học hai buổi/ngày. Lợi thế ở chỗ, nếu sĩ số học sinh trong tuyến ở các trường tăng thêm thì sẽ tính phương án rút ngắn lại học 1 buổi/ngày. Điều này sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo khi chương trình giáo dục phổ thông mới không xây dựng chương trình học hai buổi/ngày. Buổi học thứ hai chỉ là tăng cường học ngoại khóa.

Trong chương trình giáo dục mới, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là bắt buộc và có số tiết học quy định. Trung bình, mỗi tuần sẽ có 3 tiết dành cho hoạt động này. Trong khi, thế mạnh của các trường vùng ven là có điều kiện về quỹ đất, cơ sở hạ tầng mới được xây dựng nên nhiều trường học đạt chuẩn, khá thoáng đãng, thậm chí, tăng thêm lớp học nhằm đáp ứng nhu cầu học đúng tuyến của học sinh.

Theo cô Hoàng Thị Thủy, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Chí Diểu, chương trình giáo dục phổ thông mới có thêm “sách mềm”, vì vậy chúng tôi ưu tiên các phòng học có máy chiếu cho lớp 6, trang bị ti vi màn hình rộng ở mỗi lớp và lắp đặt mạng internet để các thầy cô giáo dễ dàng truy cập “sách mềm” giảng dạy cho học sinh. Trường sẽ tổ chức chọn lọc toàn bộ thiết bị đang dùng, lên kế hoạch tu bổ và mua mới trang thiết bị phục vụ chương trình mới.

Cũng trong chương trình mới ở lớp 6, sẽ có một môn học mới là khoa học tự nhiên với các phân môn vật lý, hóa học, sinh học. Để thực hiện không lúng túng, các trường yêu cầu tổ tự nhiên nghiên cứu kỹ mạch kiến thức để đề xuất cách thực hiện, đưa vào kế hoạch giáo dục nhà trường.

Theo lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Huế, mỗi năm, TP. Huế phân bổ về cho các trường hàng chục tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng. Đội ngũ giáo viên ở TP. Huế cơ bản đáp ứng đủ với khoảng 3.700 giáo viên phân bổ đều ở các cấp. Riêng giáo viên THCS đã đáp ứng yêu cầu 1,9 giáo viên/lớp học, không có tình trạng thiếu giáo viên bộ môn. Công tác luân chuyển cán bộ từ quản lý đến giáo viên ở những trường đạt chuẩn quốc gia đến các trường chưa đạt chuẩn được đẩy mạnh, nhằm đảm bảo chất lượng dạy và học đồng đều giữa các trường.

Khi cơ sở vật chất và chất lượng đội ngũ giáo viên gần như tương đồng thì phụ huynh không còn “lăn tăn” trước sự lựa chọn đúng tuyến hay trái tuyến. Bức tranh giáo dục đa màu sắc ở TP. Huế không chỉ giải quyết bài toán quá tải trường lớp, đỡ gánh nặng ngân sách chi cho giáo dục, mà còn tạo sự cạnh tranh cần thiết giữa các trường để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chỉ rõ 5 yếu tố về thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập, cùng 3 nội dung cần đặc biệt lưu ý để tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khát vọng đột phá để đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta theo kịp, ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt.

Thủ tướng Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt
Nâng cao chất lượng giáo dục ở cơ sở mầm non ngoài công lập

Thành phố Huế hiện có khá nhiều trường mầm non ngoài công lập và cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) độc lập. Để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ở các cơ sở GDMN ngoài công lập, UBND TP. Huế triển khai nhiều giải pháp góp phần đáp ứng nhu cầu của phụ huynh học sinh cũng như thực hiện mục tiêu phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi.

Nâng cao chất lượng giáo dục ở cơ sở mầm non ngoài công lập

TIN MỚI

Khối ngành khoa học xã hội và nhân văn Đại học Duy TânĐào tạo Nghiệp Vụ Sư Phạm Cao đẳng
Return to top