ClockThứ Ba, 24/11/2020 11:27

Hướng đến hiệu quả cao trong bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý

TTH.VN - Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xu thế tất yếu. Trước bối cảnh đó, ngành giáo dục đang triển khai thực hiện bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý nhằm triển khai thực hiện hiệu quả chương trình, sách giáo khoa mới, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Sẽ áp dụng từ năm học tớiChương trình giáo dục phổ thông mới: “Bệnh thành tích” là một trở lựcĐột phá của thế hệ giáo viên thời 4.0

Giáo viên cốt cán Sở GD&ĐT các tỉnh tham gia bồi dưỡng mô đun 2

Quy trình bồi dưỡng nghiêm ngặt với nhiều mô đun

PGS.TS. Lê Anh Phương, Hiệu trưởng Trường đại học (ĐH) Sư phạm, ĐH Huế cho biết, hiện nay, Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế đang là một trong bảy trường sư phạm do Bộ GD&ĐT chọn để tham gia chương trình ETEP (Chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông). Đến nay, đội ngũ cán bộ của nhà trường đã phối hợp Sở GD&ĐT của 10 tỉnh miền Trung trực tiếp tập huấn, bồi dưỡng về chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới cho hàng nghìn cán bộ, giáo viên cốt cán các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Quá trình tập huấn, bồi dưỡng tuân thủ nghiêm ngặt các quy định theo kế hoạch của Bộ GD & ĐT. Chỉ riêng quy trình xây dựng tài liệu đã trải qua 18 bước. Mỗi đối tượng cán bộ quản lý cán bộ, giáo viên sẽ có các mô đun bồi dưỡng khác nhau. Trong đó, có 9 mô đun bồi dưỡng thực hiện chương trình GDPT mới dành cho cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông mỗi cấp học để phát triển năng lực nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu chuẩn hiệu trưởng và đáp ứng chương trình GDPT mới. “Các mô đun bồi dưỡng gồm: Quản trị hoạt động dạy học, giáo dục trong trường tiểu học/THCS/THPT”; “Quản trị nhân sự trong trường tiểu học/THCS/THPT”;  “Quản trị tài chính trường tiểu học theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình”; “Quản trị cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh ở trường tiểu học/THCS/THPT”; “Quản trị chất lượng giáo dục trường tiểu học/THCS/THPT”; “Xây dựng văn hóa nhà trường ở trường tiểu học/THCS/THPT”; “Xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường trong trường tiểu học/THCS/THPT”; “Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trường tiểu học/THCS/THPT”; “Ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong quản trị trường tiểu học/THCS/THPT”. Mỗi mô đun sẽ có rất nhiều nội dung cụ thể”, đại diện Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế chia sẻ.

Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế bồi dưỡng mô đun 3 cho giáo viên cốt cán Sở GD&ĐT tỉnh Bình Định và Phú Yên

Quá trình bồi dưỡng thực hiện Chương trình GDPT mới cho giáo viên cơ sở GDPT giai đoạn 2019 - 2021 cũng có 9 mô đun. Các mô đun bồi dưỡng này áp dụng đối với giáo viên đang giảng dạy ở trường tiểu học, trường THCS , trường THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, gồm các nội dung bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp để triển khai thực hiện chương trình GDPT 2018 áp dụng trong cả nước. Chỉ riêng mô đun 1 là “Hướng dẫn thực hiện Chương trình GDPT 2018” đã có 6 nội dung: Tư tưởng chủ đạo và quan điểm phát triển Chương trình GDPT 2018; Mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh tiểu học/THCS/THPT trong chương trình GDPT 2018; Kế hoạch giáo dục, nội dung Chương trình GDPT 2018; Phương pháp dạy học theo yêu cầu của chương trình GDPT 2018 theo chương trình GDPT tổng thể và chương trình giáo dục môn học; Đánh giá kết quả giáo dục học sinh theo chương trình GDPT tổng thể và chương trình môn học; Các điều kiện thực hiện Chương trình GDPT 2018.

Gắn nhiệm vụ với từng cấp, đối tượng

Thông qua việc tập huấn bồi dưỡng, đội ngũ cán bộ và giáo viên phổ thông cốt cán sẽ tiếp thu, vận dụng các kiến thức được tập huấn, bồi dưỡng vào việc triển khai thực hiện hiệu quả chương trình, sách giáo khoa mới, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Để việc đổi mới giáo dục hiệu quả, nhất là việc bồi dưỡng giáo viên phổ thông và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông hiệu quả, chương trình bồi dưỡng phân định cụ thể nhiệm vụ của từng cấp.

Giảng viên chủ chốt Trường ĐH Sư phạm hướng dẫn hoc viên Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị trong đợt bồi dưỡng mô đun 2

Lãnh đạo Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế cho biết, chương trình được phân thành 9 nhóm nhiệm vụ cho các cấp. Trong đó, nhiệm vụ của giáo viên phổ thông cốt cán là học tập các mô đun (với sự hỗ trợ của giáo viên phổ thông cốt cán). Họ sẽ trải qua 3 bước chính là chuẩn bị (hoàn thành hồ sơ cá nhân và đăng ký môn học); học tập (hoàn thành các nhiệm vụ học tập của mô đun) và khảo sát (hoàn thành các khảo sát). Đối với giáo viên phổ thông cốt cán, nhiệm vụ chính không chỉ học tập mà còn hỗ trợ đồng nghiệp học tập các mô đun, trong đó có cả việc hỗ trợ giáo viên phổ thông hoàn thành hồ sơ cá nhân và đăng ký môn học, thực hiện các nhiệm vụ học tập, chấm bài tập cuối mô đun và xác nhận đồng nghiệp hoàn thành mô đun. Ngoài ra, phải hỗ trợ giáo viên phổ thông hoàn thành các khảo sát.

Trong khi giảng viên sư phạm chủ chốt có nhiệm vụ hướng dẫn giáo viên phổ thông cốt cán và hỗ trợ giáo viên phổ thông đại trà học tập các mô đun thì nhiệm vụ của cán bộ quản lý cơ sở giáo GDPT là học tập các mô đun (với sự hỗ trợ của cán bộ quản lý cơ sở GDPT cốt cán). Cán bộ quản lý cơ sở GDPT cốt cán sẽ có nhiệm vụ học tập và hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở GDPT học tập các mô đun.

Giáo viên cốt cán Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế, quảng Bình, Quảng Trị tham gia bồi dưỡng mô đun 2

Ở chương trình bồi dưỡng này, giảng viên quản lý giáo dục chủ chốt sẽ làm nhiệm vụ hướng dẫn cán bộ quản lý cơ sở GDPT cốt cán và hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở GDPT đại trà học tập. Trong khi đó nhiệm vụ của hiệu trưởng là quản lý bồi dưỡng giáo viên phổ thông và cán bộ quản lý cơ sở GDPT. Riêng phòng GD&ĐT sẽ quản quản lý bồi dưỡng giáo viên phổ thông và cán bộ quản lý cơ sở GDPT và Sở GD&ĐT cũng chịu trách nhiệm trong việc quản lý bồi dưỡng giáo viên phổ thông và cán bộ quản lý cơ sở GDPT.

Theo đại diện lãnh đạo Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế, việc xây dựng các nhóm nhiệm vụ cho từng đối tượng theo một trình tự và liên kết chặt chẽ. Tuy mỗi nhóm có nhiệm vụ khác nhau những giữa các nhóm lại có mối liên hệ, đảm bảo áp dụng, vận hành chương trình tập huấn, bồi dưỡng đạt hiệu quả tốt nhất.

Bài, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhân cái đẹp, dẹp cái xấu

Trước những thông tin, luận điệu chống phá phức tạp thường xuyên xuất hiện, việc chủ động nắm bắt dư luận để có những định hướng kịp thời luôn là yêu cầu cấp thiết.

Nhân cái đẹp, dẹp cái xấu

TIN MỚI

Return to top