ClockThứ Tư, 21/02/2024 12:21

Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn

TTH.VN - Để tăng cơ hội cho trẻ em ở vùng khó khăn được tiếp cận giáo dục mầm non có chất lượng, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022-2030 trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch này vừa được Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện.

Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu số ở Nam ĐôngGiao lưu tiếng Việt cho trẻ người dân tộc thiểu số

Cô và trò Trường mầm non Hồng Thủy (huyện A Lưới)

Theo kế hoạch, đối với trẻ em, chương trình hướng đến mục tiêu đến năm 2030, có ít nhất 43% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 97% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo vùng khó khăn được đến cơ sở giáo dục mầm non (GDMN); trong đó, có 100% trẻ em trong các cơ sở GDMN được tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ phù hợp theo độ tuổi; có ít nhất 100% các huyện, thị xã tập trung đông trẻ em người dân tộc thiểu số có mô hình về tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ. Hằng năm, 100% trẻ em trong các cơ sở GDMN vùng khó khăn được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo chương trình GDMN phù hợp với điều kiện vùng miền, dân tộc và đặc điểm riêng của trẻ.

Đối với giáo viên, hằng năm, bồi dưỡng tiếng dân tộc cho 100% giáo viên dạy trẻ em người dân tộc thiểu số biết sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ. Đối với cơ sở GDMN, đến năm 2030, xóa bỏ 100% phòng học nhờ, phòng học tạm; xây mới trường học theo kế hoạch quy hoạch mạng lưới trường, lớp mầm non của các địa phương.

Để thực hiện các mục tiêu trên, chương trình đề ra các nhiệm vụ, giải pháp về nghiên cứu xây dựng và thực hiện một số chính sách phát triển GDMN vùng khó khăn, nhất là việc rà soát, nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ đối với trẻ em nhà trẻ, như hỗ trợ ăn trưa, miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập. Cùng với đó là nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở GDMN vùng khó khăn, bồi dưỡng đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ; triển khai chương trình giáo dục mầm non phù hợp với vùng khó khăn, phù hợp với đặc điểm tiếp nhận và văn hóa, ngôn ngữ mẹ đẻ của trẻ em…

MINH HIỀN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn

Ngày 24/7, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Tổ chức CRS tập huấn cho cán bộ quản lý và giáo viên nòng cốt cấp trung học cơ sở (THCS) về giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn.

Giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn
Vượt thách thức trong phát triển đô thị

Khi Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thì diện tích của đô thị Thừa Thiên Huế là rất lớn. Điều này đặt ra nhiều thách thức.

Vượt thách thức trong phát triển đô thị
Đa dạng hình thức giáo dục pháp luật cho người trẻ

Hình thành thói quen “Sống và làm theo Hiến pháp và pháp luật” trong đoàn viên, thanh niên thông qua tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật là mục tiêu tổ chức Đoàn hướng đến trong giai đoạn hiện nay.

Đa dạng hình thức giáo dục pháp luật cho người trẻ

TIN MỚI

Return to top