ClockThứ Năm, 11/02/2021 13:22

Học sinh không chuyên & đường vào đội tuyển quốc gia

TTH - Mai Văn Tuấn Kiệt (Trường THPT Hai Bà Trưng –TP. Huế) và Huỳnh Thị Mùi (Trường THPT Hà Trung, Phú Vang) là hai học sinh vừa đoạt giải Quốc gia năm 2021. Các em được ví như “cơn mưa rào” sau nhiều năm khối không chuyên mới có học sinh đoạt giải.

61 học sinh được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khenChờ ngày tỏa sángHai niềm tự hào của Huế

Tiết học ở Trường THPT Gia Hội 

“Của hiếm” ở khối không chuyên

Bắt đầu từ niềm vui của thầy và trò Trường THPT Hai Bà Trưng khi dễ đến hơn 10 năm, sau hai em Nguyễn Thị Thu Hiền (giải nhì quốc gia môn ngữ văn) và Nguyễn Phước Quý Tường (giải khuyến khích môn ngữ văn) thì đây là học sinh thứ 3 đoạt giải 3 quốc gia môn tin học. Từ năm lớp 10, Tuấn Kiệt đã đăng ký tham gia vào bảng chuyên và không chuyên của tỉnh. Kết quả hai năm liền, em đều giành giải nhì và giải ba bảng chuyên, trở thành thành viên của đội tuyển quốc gia.

Thầy giáo Nguyễn Thành Vinh, giáo viên dạy bồi dưỡng môn tin Trường THPT Hai Bà Trưng cho biết: Chủ yếu là tôi hướng dẫn các em tự học, vì “sân chơi” học sinh giỏi tỉnh, quốc gia đòi hỏi đẳng cấp rất cao, phải là những em thực sự xuất sắc, đam mê mới đáp ứng được. Rồi bản thân cũng phải học hỏi, nâng cao trình độ, tham khảo các dạng đề, bài tập mới và khó, thầy trò cùng giải, cùng làm.

Cũng được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen khi đoạt giải khuyến khích môn lịch sử năm 2021, em Huỳnh Thị Mùi, Trường THPT Hà Trung (Phú Vang) là trường hợp duy nhất của trường khi đoạt giải quốc gia. Mùi có hoàn cảnh khó khăn. Ba làm bảo vệ của Trường THCS Vinh Thái, mẹ làm nghề nông. Từ năm lớp 11, em tham gia thi học sinh giỏi bảng chuyên cấp tỉnh và đoạt giải ba. Mùi cho biết, khi em vào được đội tuyển quốc gia, em đã lên Huế để học với giáo viên trường chuyên. Em cảm thấy khá tự tin khi được tham gia vào đội tuyển bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia.

Khó vào đội tuyển

Việc hai học sinh đoạt giải quốc gia đã giải tỏa tâm lý cho các trường trung học phổ thông khối không chuyên. Bởi đây được xem là cánh “cửa hẹp” dẫu cuộc thi của bảng chuyên được tổ chức rộng rãi hàng năm. Theo em Hà Khánh Minh, học sinh Trường THPT Hai Bà Trưng, một số trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh ưu tiên tuyển thẳng những học sinh giỏi trong 3 năm liền. Thế nên, học sinh ở các trường phổ thông vẫn muốn thử sức tham gia ở bảng chuyên để rộng đường vào các trường tốp trên của đại hoc, song rất khó.

Đã có sự đầu tư cơ sở vật chất trường lớp, đội ngũ giáo viên nhưng chất lượng giáo dục đại trà chỉ mới dừng lại ở các giải cấp tỉnh. Thậm chí, nhiều  trường đã làm khá tốt công tác xã hội hóa trong công tác khen thưởng, vận động nguồn từ các nhà hảo tâm, từ phụ huynh học sinh với cơ cấu giải thưởng hấp dẫn. Chẳng hạn, mức thưởng tỉnh thưởng thế nào, trường thưởng thế ấy; học sinh được thưởng thế nào, tổ chuyên môn được thưởng thế ấy. Song, hơn 10 năm qua nhiều phần thưởng có giá trị vẫn bỏ ngỏ.

Ông Trần Khánh Phong, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Hai Bà Trưng cho rằng, cái khó của các trường phổ thông là thiếu chiến lược dài hơi trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi vào đội tuyển quốc gia. Ngoài ra, do nguồn học sinh giỏi xuất sắc cũng “khan hiếm” hơn trường chuyên; giáo viên ít quen với việc luyện thi cũng như tiệm cận với đề thi mang tính quốc gia để hỗ trợ học sinh.

Chưa kể, quá trình phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi gặp khó khăn. Giáo viên cũng ngại, phụ huynh không mặn mà. Chính học sinh tham gia cũng ưu tư vì một khi không đoạt giải thì chẳng những không được ưu tiên mà lại mất khá nhiều thời gian ôn tập, rồi sao nhãng những môn khác.

Cần có chiến lược

Vài năm gần đây, nhiều trường đã thay đổi chiến lược, mạnh dạn phát hiện, đầu tư cho học sinh tham dự kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, sau đó là cấp quốc gia. Nhiều trường THPT cho rằng, chủ trương tổ chức các kỳ thi tuyển chọn học sinh giỏi quốc gia là tạo sự công bằng cho những học sinh khối không chuyên. Quan trọng là chiến lược các trường như thế nào để học sinh hào hứng tham dự; xác định năng lực đào tạo của trường mình để không tạo áp lực cho giáo viên và học sinh.

Thầy giáo Đặng Văn Minh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Hà Trung (Phú Vang), cho biết: Nhà trường thường ưu tiên các suất học bổng, phần quà hỗ trợ của các mạnh thường quân cho học sinh các đội tuyển; khuyến khích, động viên giáo viên và học sinh khi có kết quả của kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp. Cơ sở vật chất của nhà trường được đầu tư với các phòng bộ môn đang được xây dựng và hoàn thiện, sớm giúp các em học sinh có điều kiện thuận lợi để tham gia học tập và nghiên cứu.

Theo thầy giáo Trần Khánh Phong, sắp đến, trường sẽ đẩy mạnh các môn thế mạnh như tin, ngữ văn và tiếng Anh để bồi dưỡng học sinh thi vào khối chuyên. Hướng đến nhà trường sẽ động viên quá trình học tập của học sinh, nâng chuẩn giáo viên cũng như tận dụng nguồn kiến thức phục vụ công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Phải khơi gợi niềm đam mê học tập, khát vọng chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức của học sinh, từ đó phát hiện các em có năng lực để bồi dưỡng.

Con số 2 học sinh khối không chuyên đoạt giải quốc gia là một tín hiệu vui cho giáo dục đại trà. Tuy nhiên, để xứng tầm với vị thế một vùng đất học, việc nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục toàn diện, kết hợp với đẩy mạnh phát hiện, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng mũi nhọn, phát triển tài năng; phấn đấu tăng tỷ lệ đạt giải cao học sinh giỏi quốc gia và có giải quốc tế vẫn đang là vấn đề đặt ra đối với giáo dục Thừa Thiên Huế.

Bài: Huế Thu

Ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Danh sách đội tuyển Việt Nam chuẩn bị tham dự ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024

Ngày 18/11, huấn luyện viên trưởng Kim Sang Sik đã công bố danh sách 30 cầu thủ được triệu tập vào đội tuyển Việt Nam, chuẩn bị cho giải vô địch Đông Nam Á – ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024. Danh sách sẽ tiếp tục có sự bổ sung sau khi câu lạc bộ Thép Xanh Nam Định hoàn thành thi đấu tại vòng bảng AFC Champions League Two 2024/25.

Danh sách đội tuyển Việt Nam chuẩn bị tham dự ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024
Vườn Quốc gia Bạch Mã: Nỗ lực ngăn chặn nạn bẫy thú rừng

Vườn Quốc gia (VQG) Bạch Mã có diện tích tự nhiên hơn 37.423 héc ta, thuộc địa giới hành chính 15 xã, thị trấn của 3 huyện Phú Lộc, Nam Đông (Thừa Thiên Huế) và Đông Giang (Quảng Nam). Thời gian qua, lực lượng kiểm lâm VQG Bạch Mã cùng các đơn vị đã tích cực phối hợp tuần tra, bảo vệ rừng. Nhờ đó đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn nhiều vụ săn bắt, bẫy động vật rừng trái phép tại VQG này.

Vườn Quốc gia Bạch Mã Nỗ lực ngăn chặn nạn bẫy thú rừng
Trò đến lớp, thầy vui!

Bên cạnh dạy học, thầy cô giáo ở vùng cao A Lưới còn phụ trách thêm công tác vận động học sinh đến trường. Thấy học sinh nghỉ học dài ngày, có nguy cơ bỏ học, sau giờ dạy, giáo viên lại tìm đến nhà tìm hiểu, động viên, nhắc nhở. Niềm vui giản dị của các nhà giáo nơi đây là được thấy học sinh trở lại trường.

Trò đến lớp, thầy vui
Hơn 16.000 bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024

Được phát động từ tháng 4 đến nay, cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024 thu hút 16.358 bài dự thi đến từ 120 trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh tham gia.

Hơn 16 000 bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024

TIN MỚI

Return to top