ClockThứ Ba, 17/03/2020 22:27

Học trên truyền hình hiệu quả, cần sự đồng lòng

TTH.VN - Qua hai ngày phát sóng chương trình dạy học trên sóng truyền hình do Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ đông đảo học sinh và phụ huynh.

Chương trình học trên sóng truyền hình bắt đầu từ 16/3Học sinh phải chủ động khi học trên sóng truyền hìnhHọc sinh cuối cấp sẽ học qua truyền hình từ ngày 16/3

Nhiều hình ảnh sinh động ở các tiết học trên sóng truyền hình 

Em Huỳnh Ngọc Anh, học sinh lớp 12 Trường THPT Nguyễn Huệ, cho biết: “Giáo viên giảng đúng trọng tâm, bám sát chương trình học, tuy nhiên, nhiều môn học nếu chưa nắm chắc kiến thức sẽ khó tiếp thu vì bài giảng hơi nhanh. Em muốn thời gian phát sóng bài học trên truyền hình dài hơn...”. Ghi nhận ý kiến của một số học sinh, các em khá hào hứng với hình thức học tập mới, chất lượng bài giảng cô đọng và cách giảng dễ hiểu. 

Điểm cộng của việc học trên truyền hình là giờ phát sóng hợp lý. Hình thức học tập khá thuận tiện bởi các gia đình đều có điều kiện tiếp cận. Các em ở vùng xa, nông thôn không có thiết bị truyền hình, nhà trường đã bố trí các em đến phòng thực hành tin học để học. Cô giáo Nguyễn Thị Vy, giáo viên dạy sử Trường THPT Vinh Xuân (Phú Vang), cho hay: “Học trên truyền hình khá hữu ích khi bài dạy được thiết kế gọn, hình ảnh và lược đồ phong phú. Tuy nhiên, nhiều em vẫn chưa tiếp thu kịp trình độ của các em không đồng đều. Chúng tôi đã giám sát học sinh như giao nộp bài tập, sản phẩm, trả lời câu hỏi để tương tác…hướng dẫn các em phương pháp học”.

Học trên truyền hình có một điểm khó hơn học livestream (học trực tuyến), là khi học sinh thắc mắc, gần như không có sự giải đáp. Thế nên, vẫn có em khá bỡ ngỡ và khó nắm bắt với cách học này, do phần lớn nội dung buổi học là lý thuyết. Vì thế, muốn đạt hiệu quả, các trường phải huy động sự vào cuộc mạnh mẽ của đội ngũ giáo viên từng bộ môn, nắm nội dung học, giám sát, giao bài tập, đánh giá kết quả đó. Các trường trao đổi với phụ huynh đốc thúc con em ngồi vào bàn học khi có giờ giảng.

Học sinh lớp 12 tiếp thu bài giảng qua sóng truyền hình 

Thầy giáo Nguyễn Khả, Hiệu trưởng Trường THPT An Lương Đông (Phú Lộc) cho hay: Toàn trường có 430 học sinh lớp 12 thì có khoảng 70% em học chương trình trên sóng truyền hình. Trước mỗi bài học, giáo viên bộ môn phải soạn sẵn những yêu cầu về nội dung bài học để các em có sự chuẩn bị. Kết thúc các tiết học, học sinh phải làm bài tập để nộp cho giáo viên. Theo dõi các tiết học trên truyền hình, chúng tôi thấy giọng nói của một số giáo viên chưa được truyền cảm và phân bổ tiết dạy giữa các môn vẫn chưa hợp lý.

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo, những bài giảng dạy trên sóng truyền hình xuất phát từ quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo là tiếp nối chương trình mà lúc trước các em đã học. Ngoài ra, đội ngũ giáo viên xây dựng bài giảng trên chuẩn kiến thức kỹ năng theo quy định của chương trình Bộ Giáo dục và Đào tạo.

“Sau khi học sinh đi học trở lại, trường hợp kiểm tra đánh giá thấy kết quả học trên truyền hình chưa đạt yêu cầu thì mỗi giáo viên, nhà trường căn cứ vào đó để dạy ôn tập lại cho học sinh, tránh việc các em bị thiệt thòi, hổng kiến thức. Mục tiêu của chương trình là trang bị kiến thức, kỹ năng cho học sinh đảm bảo các em được dạy đủ, dạy đúng nội dung chương trình để có kiến thức lên lớp, đáp ứng các kỳ thi cuối năm”, ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thông tin.

Để tham gia bài giảng trên truyền hình, nhiều giáo viên cho rằng, học sinh phải có sự chuẩn bị bài học trước và cả tâm thế tập trung để có thể theo dõi trọn vẹn chương trình. Trong quá trình học, các em cũng cần chủ động ghi chép, ôn luyện và phát triển những kiến thức đó thành kiến thức của mình. Giáo viên dạy lớp 12 ở các trường cũng đồng hành với các em khi hầu hết đều thành lập các nhóm lớp qua zalo để giải thích, làm rõ kiến thức ở các bài giảng trên truyền hình.

Dù sao, trong tâm bão của dịch bệnh, chương trình dạy học trên truyền hình được xem là giải pháp hữu hiệu, góp phần giúp học sinh cuối cấp có thêm kênh tự học, tự ôn tập, đảm bảo kiến thức để bước vào các kỳ thi quan trọng sắp tới

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

12 năm tù đối với giám đốc và kế toán trưởng tham ô tài sản

Ngày 21/11, Tòa án nhân dân tỉnh tuyên án đối với hai bị cáo Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú tại phường Tây Lộc, TP. Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú tại phường Vĩnh Ninh, TP. Huế) trong vụ án “Tham ô tài sản” và “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.

12 năm tù đối với giám đốc và kế toán trưởng tham ô tài sản
Khen thưởng 100 khách hàng sử dụng tiết kiệm điện năm 2024

Sáng 21/11, lãnh đạo Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế) thông tin, đơn vị đang tiến hành trao giải và giấy chứng nhận cho 100 khách hàng tiêu biểu đã đạt các tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do đơn vị phát động.

Khen thưởng 100 khách hàng sử dụng tiết kiệm điện năm 2024
Từ những mô hình hiệu quả

Với các mô hình “Con heo đất”, “Ngôi nhà xanh”, “Tiết kiệm tự nguyện”..., phong trào phụ nữ đoàn kết giúp nhau giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu ở TX. Hương Trà đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng động, góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở địa phương.

Từ những mô hình hiệu quả
Triển khai giải pháp để thực hiện hiệu quả Đề án 07

Chiều 17/10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Đề án 07-ĐA/TU, ngày 1/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát (KTGS), thi hành kỷ luật Đảng trong Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 – 2026 (Đề án 07).

Triển khai giải pháp để thực hiện hiệu quả Đề án 07
Ứng dụng công nghệ, hiệu quả nhân đôi

Công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi giúp nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng năng suất, giảm chi phí nhân công và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Ứng dụng công nghệ, hiệu quả nhân đôi
Return to top