ClockThứ Hai, 17/10/2022 06:22

Hợp tác toàn diện với các đơn vị đào tạo nước bạn Lào

TTH - Không chỉ nỗ lực hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, Đại học (ĐH) Huế đang thúc đẩy hợp tác toàn diện với các đơn vị đào tạo của nước bạn Lào.

Đón tiếp, hỗ trợ tân sinh viên vào năm học mớiCác trường đại học mở cửa, hỗ trợ sinh viên tránh bãoĐại học Huế cho sinh viên nghỉ học từ 27 - 28/9 tránh bão

Gian trưng bày thông tin của ĐH Huế và các trường thành viên thu hút nhiều học sinh, sinh viên của nước bạn Lào quan tâm. Ảnh: ĐHH

Thúc đẩy hợp tác

Cuối tháng 9/2022, trong khuôn khổ kỷ niệm 60 năm hợp tác hữu nghị Việt - Lào, đoàn công tác của ĐH Huế đã đến Thủ đô Viêng Chăn, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào để tham dự triển lãm giáo dục ĐH Việt Nam tại Lào và hội nghị Diễn đàn giáo dục hai quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Thể thao Lào tổ chức. Nhiều cam kết hợp tác và ký kết hợp tác được ĐH Huế và ĐH Quốc gia Lào, các đơn vị đối tác thúc đẩy theo hướng toàn diện hơn, cả trong đào tạo, nghiên cứu, trao đổi học thuật.

Lãnh đạo Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế cho biết, Khoa Sư phạm, ĐH Quốc gia Lào là đối tác có quan hệ hợp tác trong nhiều hoạt động thời gian qua. Vì vậy trong chuyến công tác, ĐH Huế và Trường ĐH Sư phạm cam kết cung cấp nhiều hỗ trợ đối với Khoa Sư phạm, ĐH Quốc gia Lào trên các lĩnh vực, như phát triển chương trình đào tạo, tiếp nhận sinh viên thực tập và các hoạt động bồi dưỡng, đào tạo sau ĐH nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Khoa Sư phạm, ĐH Quốc gia Lào. Nhiều hợp tác chuyên môn được lãnh đạo hai đơn vị đồng thuận và đã tiến đến ký kết biên bản ghi nhớ lần thứ 2 để tiếp tục phát triển những nội dung hợp tác giữa hai bên.

Theo lãnh đạo Khoa Sư phạm, ĐH Quốc gia Lào, nỗ lực thúc đẩy hợp tác từ hai phía đã mang lại nhiều tín hiệu đáng mừng. Nổi bật là chương trình đào tạo thạc sĩ phương pháp giảng dạy Toán học do Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế hỗ trợ phát triển đã bắt đầu đi vào khóa đào tạo đầu tiên vào tháng 10 năm nay.

PGS.TS. Lê Anh Phương, Giám đốc ĐH Huế cho biết, tình cảm hữu nghị đoàn kết giữa hai nước nói chung, các hợp tác về giáo dục giữa ĐH Huế và các đơn vị của nước bạn nói riêng ngày càng ghi dấu bước tiến mới, ở rất nhiều lĩnh vực chuyên môn, nhiều đơn vị đào tạo thành viên, thuộc và trực thuộc ĐH Huế. Trong buổi làm việc với Trường cao đẳng Sư phạm Savannakhet, CHDCND Lào mới đây, Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế cam kết hỗ trợ Trường cao đẳng Sư phạm Savannkhet từ đào tạo giảng viên, sinh viên ở bậc thạc sĩ và tiến sĩ, phát triển phương pháp dạy học và ứng dụng phần mềm hỗ trợ dạy học, hỗ trợ trang, thiết bị và đồ dùng dạy học, giao lưu văn hóa thể thao và một số hoạt động liên quan khác. Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế và Khoa Sư phạm, ĐH Quốc gia Lào cũng đã ký kết hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đồng thời thiết lập mối quan hệ và định hướng một số hoạt động hợp tác với Trường song ngữ Lào - Việt Nam Nguyễn Du.

Gắn kết đào tạo

Trong chiến lược đẩy mạnh hợp tác quốc tế, xúc tiến các chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho một số nước Đông Nam Á của ĐH Huế thì nước bạn Lào là một trong những đối tác gắn kết chặt chẽ, toàn diện. Minh chứng hiệu quả nhất là hằng năm, các đơn vị đào tạo của ĐH Huế tiếp nhận, đào tạo cho hàng trăm sinh viên, học viên Lào.

TS. Nguyễn Công Hào, Trưởng ban Đào tạo và Công tác sinh viên ĐH Huế cho biết, sinh viên Lào theo học tại ĐH Huế theo 3 nguồn, đó là theo các hiệp định của Chính phủ, từ ký kết của tỉnh Thừa Thiên Huế với các tỉnh Nam - Trung Lào và các sinh viên theo học tự túc. Không chỉ riêng với hệ đào tạo ĐH, các cơ sở giáo dục của ĐH Huế cũng đào tạo sau ĐH cho nhiều học viên nước bạn Lào. “Các ngành luật là một trong những nhóm ngành có khá nhiều sinh viên theo học. Phần lớn các lưu học sinh tập trung ở các tỉnh miền Trung của Lào, như: Sê Kông, Champasak, Khăm Muộn, Savanakhet... theo các diện học bổng toàn phần, bán phần giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào và diện tự túc”, PGS.TS. Đoàn Đức Lương, Hiệu trưởng Trường ĐH Luật, ĐH Huế thông tin.

Bên cạnh các chương trình đã và đang đào tạo bằng tiếng Việt, ĐH Huế còn mở rộng thêm các chương trình đào tạo sau ĐH cho học viên nước ngoài, chú trọng các chương trình đào tạo, giảng dạy bằng tiếng Anh để không chỉ nâng cao năng lực của người học mà có thể mở các khóa giảng dạy tại các nước. Theo PGS.TS. Trần Thanh Đức, Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm, ĐH Huế, điển hình chương trình đào tạo tiến sĩ ngành chăn nuôi bằng tiếng Anh đã tuyển sinh và đào tạo được cho nhiều nghiên cứu sinh Lào, qua đó góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho nước bạn.

Vừa qua (ngày 12/9), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh đã có buổi tiếp và làm việc với Phó Tỉnh trưởng tỉnh Sekong Khamson Kondo về công tác lưu học sinh. Lãnh đạo UBND tỉnh khẳng định sẽ tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, chế độ sinh hoạt cho lưu học sinh Lào đến học tập, nghiên cứu. Còn với ĐH Huế, ngoài chuyên môn đào tạo, các trường thành viên, đơn vị đào tạo cũng khẳng định sẽ có các hỗ trợ phù hợp để sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh đến từ nước bạn Lào yên tâm, tập trung cho công tác học tập, nghiên cứu, từ đó góp phần mang lại nguồn nhân lực chất lượng cao cho nước bạn, làm sâu đậm hơn mối tình cảm đoàn kết, hữu nghị, hợp tác giữa hai nước.

HỮU PHÚC

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp:
5 tiêu chí vàng tìm ra đơn vị công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự nước ngoài “lý tưởng” dành cho doanh nghiệp nước ngoài mở công ty tại Việt Nam

Hợp pháp hóa lãnh sự, công chứng tài liệu nước ngoài - thủ tục tưởng chừng đơn giản nhưng lại ẩn chứa những khó khăn, thủ tục mà không phải ai cũng biết. Đằng sau những con dấu và những tờ giấy chứng nhận hợp lệ là cả một quá trình phức tạp, rắc rối và tốn kém, đặc biệt với trường hợp chủ sở hữu, công ty nước ngoài mở công ty tại Việt Nam. Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá những góc khuất ít người biết đến của thủ tục này và tiêu chí vàng giúp bạn tìm thấy đơn vị hỗ trợ hợp pháp hóa lãnh sự, công chứng tài liệu dễ dàng, đơn giản

5 tiêu chí vàng tìm ra đơn vị công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự nước ngoài “lý tưởng” dành cho doanh nghiệp nước ngoài mở công ty tại Việt Nam
Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chỉ rõ 5 yếu tố về thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập, cùng 3 nội dung cần đặc biệt lưu ý để tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khát vọng đột phá để đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta theo kịp, ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt.

Thủ tướng Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ:
Hướng tới cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao của cả nước

PGS.TS. Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo: "Trường đại học Sư phạm, ĐHH là một trong những cơ sở giáo dục đại học chất lượng tốp đầu của cả nước. Tuy nhiên, để trở thành cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao thì trường phải có sự nhìn nhận, đánh giá một cách thực tiễn, khách quan để có sự đầu tư đúng hướng".

Hướng tới cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao của cả nước

TIN MỚI

Return to top