ClockThứ Ba, 20/08/2019 06:00

Khang trang trường lớp

TTH - Nhiều ngôi trường mới khang trang và sạch đẹp hơn được đầu tư từ nhiều nguồn kinh phí khác nhau, động viên thầy, trò bước vào năm học mới 2019-2020.

Kêu gọi bảo vệ môi trường trong năm học mớiNăm học mới, tăng cường “dạy người”

Hội thi rung chuông vàng ở Trường tiểu học Quang Trung

Trường mới, lớp đẹp

Mùa tuyển sinh năm nay, ở các lớp đầu cấp không còn nóng chuyện học trái tuyến. Thậm chí, những trường ở vùng ven, “trường làng” lại có số học sinh trong tuyến và các vùng lân cận nộp đơn khá đông. Trong khi một số trường ở trung tâm thành phố lại thong thả về số lượng tuyển sinh. Sự bình ổn học đúng tuyến là do các trường đã có sự bình đẳng trong việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên, nhất là những trường ven thành phố có quỹ đất, trường lớp được xây mới tổ chức học hai buổi/ngày khiến phụ huynh yên tâm “chọn mặt gửi vàng”.

Đầu năm học mới, một loạt trường học trong thành phố sửa chữa, xây mới phòng học. Trường tiểu học Quang Trung (TP. Huế), năm học 2019 -2020 cũng là một trong những trường được đầu tư cơ sở hạ tầng với 12 phòng học, phòng chức năng với kinh phí trên 10 tỷ đồng. Phụ huynh phấn chấn khi con được học trong môi trường đạt chuẩn. Thầy và trò không còn chật vật khi trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ II với 32 lớp học nhưng lâu này chỉ có 28 phòng học.

Niềm vui trong năm học mới 2019-2020 lan tỏa đến các trường huyện, vùng sâu, vùng xa. Các em có những ngôi trường mới khang trang, thoáng đãng và đạt chuẩn, không còn cảnh nơm nớp lo lắng khi mùa mưa bão về. Phụ huynh đi làm ăn xa cũng yên tâm hơn khi buổi trưa con ở lại tại trường. Trường tiểu học Vinh Thanh 2 (Phú Vang), năm học này được đầu tư xây thêm các phòng học. Vị thế của ngôi trường đạt chuẩn khiến phụ huynh có cái nhìn khác trong chuyện học của con em mình.

Học sinh Nam Đông trong giờ thực hành máy tính

Ông Lê Đình Phong, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Vang, cho hay: Năm học 2019-2020, toàn huyện Phú Vang đưa vào sử dụng 150 phòng học mới với tổng kinh phí đầu tư gần 90 tỷ đồng. Ngoài ra, 100 phòng học đang được xây mới với tổng trị giá gần 66 tỷ đồng.

Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo, ngân sách tỉnh cấp cơ bản đảm bảo cho hoạt động giáo dục trên địa bàn. Toàn tỉnh có 585 trường học từ mầm non đến phổ thông trung học với 266.178 học sinh theo học. Việc đầu tư sửa chữa, xây dựng trường lớp và các hạng mục sân tường rào, công trình vệ sinh tiếp tục được quan tâm. Năm 2019, ngành giáo dục tỉnh được đầu tư 105 tỷ đồng, trang thiết bị dạy học mua sắm kịp thời, ngày càng hiện đại đã đáp ứng nhu cầu dạy và học.

Vẫn còn trăn trở

Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020, nhiều ý kiến vẫn còn trăn trở khi tỷ lệ học sinh học hai buổi/ngày bậc tiểu học mới đạt 89% do vẫn còn thiếu 208 phòng học. Những trường vùng ven cơ bản đáp ứng chuẩn về đất thì lại thiếu trang thiết bị do công tác xã hội hoá khó khăn. TP. Huế, vẫn còn thiếu trên 80 phòng học trong khi tổng kinh phí đầu tư mỗi phòng học lên đến 500 - 600 triệu đồng.

Thực tế, số lượng phòng học chưa được kiên cố hóa, số phòng học tạm, học mượn vẫn còn; 287 phòng học ở các cấp học xuống cấp do nguồn vốn hạn chế. Nhiều trường có nhà đa năng còn thấp nên giáo dục thể chất và một số hoạt động khác cho học sinh gặp nhiều hạn chế. Ở các trường vẫn còn 382 phòng học bộ môn phải tận dụng từ các phòng học nên chưa phát huy công năng sử dụng.

Vấn đề khá nhức nhối trong các cơ sở giáo dục là vẫn còn 505 nhà vệ sinh chưa đạt chuẩn (chiếm tỷ lệ 16,8%). Do chưa có sự đầu tư thích đáng trong việc sửa chữa, bảo trì nâng cấp hệ thống nhà vệ sinh trong trường học. Ý thức sử dụng nhà vệ sinh của học sinh chưa cao, trong khi công tác xã hội hóa nhà vệ sinh gặp khó khăn.

Ông Nguyễn Tân, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, cho hay: Các cơ sở giáo dục chủ động lập đề án, bố trí nguồn lực để xóa bỏ phòng học xuống cấp và đầu tư phòng học bộ môn đạt chuẩn. Chú trọng việc quy hoạch sử dụng đất dành cho giáo dục, xây dựng điểm trường khang trang trên nguyên tắc gom các điểm trường nhỏ lẻ lại, tránh tình trạng thiếu trường, lớp học, bảo đảm các điều kiện phục vụ dạy và học tốt nhất.

Vẫn còn nhiều việc mà ngành giáo dục phải thực hiện trong thời gian đến khi chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa mới, đặc biệt là lớp 1. Vì vậy, cần huy động các nguồn lực, lồng ghép các nguồn vốn, phát huy sức mạnh tổng hợp trong việc xã hội hóa giáo dục.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giáo dục pháp luật cho học sinh qua phiên tòa thực tế

Nhằm nâng cao kiến thức về pháp luật cho học sinh, chiều 6/12, Trường THPT Nguyễn Huệ tổ chức cho học sinh tham dự một phiên tòa xét xử thực tế tại Tòa án Nhân dân TP. Huế. Đây là một hoạt động bổ ích nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật và ý thức trách nhiệm của học sinh trong cuộc sống.

Giáo dục pháp luật cho học sinh qua phiên tòa thực tế
Tiếp sức cho học sinh, sinh viên đến trường

Nguồn vốn tín dụng từ Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Lộc đã hỗ trợ cho nhiều học sinh, sinh viên (HSSV) có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục theo đuổi ước mơ học tập, kiến tạo tương lai.

Tiếp sức cho học sinh, sinh viên đến trường

TIN MỚI

Return to top