ClockThứ Hai, 02/11/2020 07:15

“Khát” sách giáo khoa

TTH - Lũ chồng lũ, bão chồng bão, học sinh ở Thừa Thiên Huế đang “khát” sách giáo khoa (SGK), đồ dùng học tập để có thể trở lại trường sau khi nước rút. Trong lúc này, các em cấp tiểu học đang phải chật vật trong chuyện học khi toàn tỉnh có gần 6.000 bộ SGK bị ngâm nước.

Tháng 4/2018 có sách giáo khoa mới lớp 1 và lớp 6Lãng phí sách giáo khoaNhững bất cập trong vở bài tập in sẵn

Các nhà hảo tâm hỗ trợ học sinh Trường tiểu học Phú Dương mua sách vở sau lũ. Ảnh: Nhà trường cung cấp

Tranh thủ trời có nắng, chị Ngô Thị Ánh (Hương Toàn, TX. Hương Trà) đem SGK của con ra phơi. Nhìn các cuốn sách còn lấm lem bùn, chị buồn rầu: “Nước lên nhanh lại vào ban đêm nên mọi người trở tay không kịp. Từ sáng tới chừ lật từng trang sách, phơi được cuốn mô hay cuốn ấy chơ hai đứa con học tiểu học không biết lấy tiền mô ra mà mua lại”. Ở khu vực này, có trên 100 đứa trẻ không giữ được sách vở, mặc dù nhiều em đã kịp bọc nilon và gác lên cao. Tôi hiểu nỗi lo của chị Ánh, khi nước rút, có lẽ không giản đơn chỉ chuyện cơm áo gạo tiền mà những bộ SGK, áo quần đồng phục và những cuốn tập cho con đi học trở lại cũng trở nên bức thiết hơn lúc nào hết.

Một trong những khó khăn đối với ngành giáo dục ở vùng lũ chính là thiệt hại sách, vở, thiết bị dạy học của học sinh. Thống kê sơ bộ, toàn tỉnh có trên 26.000 học sinh bị ướt sách vở, đồ dùng học tập, ước tính thiệt hại gần 9 tỷ đồng. Đặc biệt, học sinh tiểu học ở các địa phương bị ướt gần 6.000 bộ SGK và hàng ngàn cuốn SGK lẻ. ở Phong Điền thiếu 1.723 bộ sách giáo khoa, Quảng Điền: 1.400 bộ, TX Hương Trà: gần 700 bộ, Phú Vang: 357 bộ, Nam Đông: 231 bộ, A Lưới: trên 1.090 bộ... Trong đó, nhiều trường tiểu học như: số 1 Hương Văn, số 2 Hương Xuân, số 1 Hương Toàn, số 1 Hương Vinh, Văn An (TX. Hương Trà)… bình quân mỗi trường có đến gần 200 em thiếu SGK. Các trường tiểu học Phong Xuân, Hòa Mỹ, Trần Quốc Toản, Điền Lộc, Điền Hải (Phong Điền)… thiếu bình quân 100 cuốn SGK/trường học khiến việc dạy và học trở nên khó khăn.

Khó khăn hơn trong việc mua SGK cho học sinh vẫn là sách lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Tính sơ bộ cũng có đến 1.200 bộ SGK lớp 1. Trong khi, mỗi trường sử dụng một bộ sách khác nhau, có trường thì chọn Bộ Cánh diều, trường thì chọn Kết nối tri thức… Thế nên, không dễ dàng mua ngay được SGK dù năm học đã qua được 2 tháng. Giá cả lại “không mềm” khi chỉ tính 8 cuốn cũng tầm 200.000 đồng/bộ. Trong khi, nhiều gia đình rơi vào hoàn cảnh khó khăn, thậm chí là trắng tay khi đồ đạc bị hư hại, tài sản bị vùi lấp trong đất đá hoặc bị cuốn trôi nên việc bỏ ra vài trăm ngàn đồng mua sách vở cho con sẽ là một gánh nặng.

Nhiều gia đình bị lụt/ngập nước phải sơ tán nên không chỉ có  SGK mà còn vở học, áo quần… của các em cũng không sử dụng được. Thế nên, giáo viên ở nhiều trường thuộc vùng thấp trũng khá chủ động trong việc tìm các nguồn để hỗ trợ sách cho học sinh trường mình. Những cuốn sách có khả năng “học tạm”, cô và trò lại lau bùn, sấy khô, phơi nắng… Một số trường sử dụng SGK trong thư viện, xin sách cũ để cho các em học. Chưa kể, nhiều giáo viên tự quyên góp, vận động bạn bè hỗ trợ sách giáo khoa cho trường mình. Dẫu vận động chưa được nhiều nhưng ít ra cũng giải quyết tình thế trước mắt, để hai em có thể học một cuốn sách trong thời đểm này.

Cô giáo Lê Thị Thủy, Hiệu trưởng Trường tiểu học Trần Quốc Toản (thị trấn Phong Điền) cho biết: Trường có 950 học sinh thì có đến 200 em bị ướt SGK không thể sử dụng được. Phụ huynh đều rất khó khăn không thể mua SGK cho con nên nhà trường đã đi xin sách cũ và kêu gọi các nhà hảo tâm hỗ trợ tiền để bố mẹ mua sách lớp 1 cho các em, đến nay, SGK cơ bản đã ổn định.

Bà Nguyễn Tâm Nhân, Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục cho biết: Trước tình hình cấp bách, Sở GD&ĐT kêu gọi các nhà xuất bản, các nhà hảo tâm cung cấp SGK, vở, thiết bị dạy học cho các trường học. Công đoàn ngành Giáo dục Việt Nam thông báo tiếp nhận sách giáo khoa từ lớp 2 đến lớp 12, các dụng cụ học tập cho học sinh để phân phối cho các tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng nặng nề trong lụt, trong đó, có Thừa Thiên Huế. Hiện, sở cũng tiếp nhận SGK của một số tổ chức, cá nhân và sẽ chuyển kịp thời đến các trường bị thiệt hại nặng, không để xảy ra tình trạng “học chay” kéo dài.

Mục tiêu lớn nhất mà toàn ngành giáo dục hướng tới là sớm ổn định tình hình, đưa các em học sinh tới trường. Do vậy, ngành sẽ cố gắng cung cấp đủ sách giáo khoa cho các em có thể đi học, sau đó sẽ từng bước khắc phục các thiệt hại khác về cơ sở vật chất cho nhà trường và giúp đỡ các gia đình giáo viên, cán bộ quản lý, học sinh gặp khó khăn.

Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường các giải pháp thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách

Cục Hải quan tỉnh cần triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước (NSNN), phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán thu NSNN năm 2025 là yêu cầu của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương tại hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025 của Cục Hải quan ngày 26/12.

Tăng cường các giải pháp thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách
Xã hội hóa nguồn lực xúc tiến thương mại

Ngày 24/12, Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh (Trung tâm) tổ chức đánh giá hoạt động xúc tiến thương mại năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ, giải pháp năm 2025.

Xã hội hóa nguồn lực xúc tiến thương mại
Xúc tiến thương mại cho sản phẩm địa phương

Theo lãnh đạo Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh (Trung tâm), đơn vị sẽ tổ chức kết nối giao thương, quảng bá sản phẩm nông sản, đặc sản, OCOP tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 tại Trung tâm Thương mại Aeon Mall Huế trong 2 ngày 28 và 29/12.

Xúc tiến thương mại cho sản phẩm địa phương

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top