ClockThứ Tư, 19/04/2023 07:51

Khó xây dựng mô hình nguồn tài nguyên giáo dục mở

TTH - Nguồn tài nguyên, tài liệu nội sinh phục vụ giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học (ĐH) rất lớn, nhưng đến nay, việc xây dựng mô hình tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục ĐH vẫn khó.

Lịch sử sẽ trở thành môn thi bắt buộc: Liệu có đáng lo?Dự kiến sửa đổi, bổ sung một số quy định về tự chủ đại họcTừ 10/4, Đại học Huế nhận hồ sơ đăng ký dự thi năng khiếu

leftcenterrightdel
 Cán bộ, giảng viên, sinh viên tiếp cận tài liệu của thư viện

Nhiều nhưng chưa… “mở”

Thử tìm các luận án, công trình nghiên cứu tại các trường ĐH, thấy điểm chung là các dữ liệu đều chưa được công khai rộng rãi, ngoại trừ một phần giới thiệu vắn tắt. Ngay tại ĐH Huế, mỗi trường đều có thư viện số, nhưng chỉ phục vụ nội bộ là chính.

Đây là vấn đề đã được quan tâm từ rất lâu, nhưng chưa đi đến hồi kết. ThS. Lê Đức Minh Phương, Phó Giám đốc Viện Đào tạo mở và Công nghệ thông tin ĐH Huế chia sẻ, nhiều cơ quan, đơn vị từ các Bộ, ngành, Hiệp hội các trường ĐH, cao đẳng Việt Nam kêu gọi chia sẻ và kết nối dữ liệu để xây dựng nguồn tài nguyên giáo dục mở nhưng đến nay, đó vẫn chỉ là mong muốn chung. 

Mới đây, vấn đề này lại được Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các trường học đem ra trao đổi, thảo luận. Đa phần các chuyên gia đều cho rằng, tri thức khoa học mang tính quốc tế và có tính chia sẻ rất cao. Cùng với cuộc cách mạng 4.0 và sự xuất hiện mạng truyền thông kỹ thuật số làm cho nhân loại ngày càng xích lại gần nhau hơn và chia sẻ những tài nguyên trí tuệ thông qua sự hợp tác về khoa học công nghệ và giáo dục, đặc biệt trong giáo dục ĐH. Để tận dụng điều này, cần xây dựng những định chế, cơ chế tiếp cận nguồn tài nguyên giáo dục mở trong phạm vi quốc gia và quốc tế.

leftcenterrightdel
 Nguồn tài liệu, tài nguyên nội sinh ở các trường lớn nhưng đang chủ yếu phục vụ bạn đọc của đơn vị

ThS. Lê Đức Minh Phương cho rằng, trên thực tế, nhiều người có thể nhầm lẫn giữa nguồn tài nguyên dữ liệu số nội sinh và nguồn tài nguyên giáo dục mở. Thư viện số với nguồn tài nguyên, tài liệu nội sinh do một đơn vị tự xây dựng và phục vụ trong đơn vị mình, hoặc có thể hợp tác với các đơn vị bên ngoài. Trong khi đó, mô hình nguồn tài nguyên giáo dục mở là dữ liệu đó phải được công khai, tất cả mọi người đều có thể tải về để sử dụng, thậm chí chỉnh sửa và hoàn toàn miễn phí.

Hiện nay, nguồn tài liệu nội sinh của các trường rất lớn. Chỉ tính riêng đề tài nghiên cứu các cấp, luận văn, luận án, khóa luận của học viên và sinh viên, các bài giảng… hằng năm cũng đã là nguồn dữ liệu phong phú. Song, tất cả đang nằm dưới dạng tài nguyên, tài liệu nội sinh, chưa phải là nguồn tài nguyên giáo dục mở, chưa thể công khai và chia sẻ rộng rãi. Trong khi đó, nguồn tài liệu đó không chỉ có giá trị nội bộ, mà có thể là những thông tin hữu ích cho nhiều người, nhiều đơn vị.

Khó ở tư duy và nội dung

Tìm nguyên nhân cho vấn đề trên, bất ngờ được các chuyên gia chia sẻ không phải là kinh phí. ThS. Lê Đức Minh Phương cho rằng, ngay cả công nghệ cũng là vấn đề có thể giải quyết. Điểm khó ở đây chính là tư duy và nội dung chia sẻ. Trong đó, các đơn vị, các chủ thể liên quan có sẵn sàng để chia sẻ tài nguyên, dữ liệu thông tin và nội dung chia sẻ có đảm bảo chất lượng.

Đơn cử, hiện nay, ngoài các bản cứng về luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu… thì các tác giả đều có file mềm kèm theo. Việc đưa lên hệ thống để công khai rất dễ dàng, nhưng vẫn chưa thực hiện được. Ngay tại ĐH Huế, các đơn vị trong một ĐH Vùng vẫn chưa xây dựng được nguồn tài liệu số nội sinh dùng chung trong toàn ĐH Huế, liên quan đến những điểm khó chung.

Trên thực tế, nhiều cán bộ thư viện cho rằng, lo ngại chung ảnh hưởng đến việc chia sẻ dữ liệu đó là chất lượng các công trình, đâu đó vẫn còn những điểm nhạy cảm. Đơn cử, khi chia sẻ các đề tài nghiên cứu, không tránh khỏi phải đối mặt với những áp lực phản biện từ nhiều người về các công trình nghiên cứu, cùng các vấn đề phát sinh.

ThS. Nguyễn Thanh Sỹ - Giám đốc Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế cũng phân tích, vấn đề này từng được trao đổi các trường trong các ĐH Vùng, các trường cùng khối ngành, nhưng chưa có sự đồng thuận liên quan đến thỏa thuận, chia sẻ lợi ích giữa các trường. Ngoài ra, vẫn còn các lo ngại ở chuyện pháp lý.

Theo ThS. Nguyễn Thị Bích Ngọc, cán bộ phụ trách thư viện Trường Du lịch - ĐH Huế, chính sách “mở” phải bắt đầu từ các cấp quản lý. Bộ phận thư viện có thể làm được, nhưng hiện vẫn đang phụ thuộc vào chính sách các trường.

Linh hoạt giải quyết

Những vướng mắc trên cho thấy, để xây dựng mô hình nguồn tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục ĐH, cần hoàn thiện hành lang pháp lý làm cơ sở để xây dựng, phát triển, vận hành, khai thác, quản lý nguồn tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục ĐH một cách hiệu quả, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo. Đặc biệt, cần có những quyết sách mạnh mẽ để các đơn vị thực hiện.

Trong cuộc họp liên quan vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh, cần làm rõ đây là mô hình nguồn tài nguyên giáo dục mở, với mục tiêu bao trùm làm sao để nhiều người tiếp cận, sử dụng nguồn học liệu, tài nguyên có chất lượng; từ đó đi kèm theo là xây dựng xã hội học tập, giảm chi phí, nâng cao chất lượng. Tài nguyên mở rất rộng, tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục ĐH cần khoanh vùng phạm vi lại. Làm sao việc đưa tài nguyên lên đơn giản, ít thủ tục nhưng phải đảm bảo chất lượng về mặt chuyên môn của tác giả, sản phẩm, theo yêu cầu của ngành giáo dục, đáp ứng nhu cầu người học và có sự kiểm soát quản lý của Nhà nước.

Trước những lo ngại khi công khai dữ liệu, theo đại diện bộ phận thư viện các trường, các đơn vị cần làm tốt khâu rà soát, lựa chọn nội dung dữ liệu tải lên. Cần có lộ trình từng bước, đảm bảo tính hiệu quả, kết nối và sẻ chia.

Bài, ảnh: HỮU PHÚC
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng tỉnh (15/12/1964 - 15/12/2024)
Tự hào truyền thống xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và phát triển

Trải qua 60 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và phát triển, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, xứng đáng với niềm tin của Nhân dân.

Tự hào truyền thống xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và phát triển

TIN MỚI

Return to top