ClockThứ Năm, 24/01/2019 22:30

Khởi nghiệp với “Nghệ thuật từ đôi tay”

TTH - Không chỉ là những món quà lưu niệm đơn thuần, mỗi sản phẩm của “Home Art” - dự án được đánh giá cao tại cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 2018” do Đại học (ĐH) Huế tổ chức còn mang trong mình những câu chuyện về lịch sử, văn hóa và cốt cách, tâm hồn của người làm ra.

Khởi nghiệp: “Từ ý tưởng đến gọi vốn”Sản phẩm khác biệt từ senNgười trẻ & khởi nghiệp

Anh Trần Quốc Trưởng bên những sản phẩm của "Home Art"

Giấc mơ về ngôi nhà nghệ thuật

Anh Trần Quốc Trưởng, công tác tại Trường ĐH Nghệ thuật Huế, bộc bạch: “Dường như tôi có duyên với công việc làm sản phẩm handmade khi chính nó tự tìm đến với tôi thuở còn sinh viên. Vốn không để tâm, nhưng có điều gì đó thôi thúc tôi phải làm ra những “sản phẩm nhỏ”. Vậy rồi, chính tôi quay lại yêu công việc này lúc nào không hay”.

Thuở còn là chàng sinh viên Trường ĐHNT Huế, anh Trưởng đã bắt đầu chuyển hướng từ làm chơi sang bày bán các sản phẩm lưu niệm nhỏ tại phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu. Năm 2018, anh cùng những người cộng sự phát triển ý tưởng với đề tài “Home Art - Nghệ thuật từ đôi tay – Nơi tiếp biến các giá trị văn hóa” tham gia cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” ĐH Huế và đạt giải nhì.

Cái tên “Home Art” được lấy từ ước mơ có một ngôi nhà tràn đầy yêu thương, ấm áp, mang tính chất nghệ thuật, đầy hơi hướng của người nghệ sĩ. Nhóm nghiên cứu đề tài mong muốn mọi người tới đây hiểu hơn về nghệ thuật và có những khoảnh khắc sống trong môi trường nghệ thuật. Sau đó, nhóm được tham gia các hội thảo, khóa tập huấn về khởi nghiệp, kinh doanh, gặp gỡ các chuyên gia, cố vấn do ĐH Huế kết nối. Đề tài tiếp tục được đưa đi tham gia cuộc thi “Thử thách sáng tạo xã hội Việt Nam 2018” và đạt giải ba.

Nguyễn Thị Thu Nguyệt, sinh viên Trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế, đồng tác giả đề tài, chia sẻ: “Dự án Home Art tập trung vào thiết kế các sản phẩm tạo nên hình ảnh thị giác mang màu sắc, dấu ấn thẩm mỹ Huế, có giá trị về mặt tinh thần, tâm linh, với phong cách, sắc thái riêng của dòng hàng lưu niệm Huế mang tính nghệ thuật. Chúng tôi muốn thể hiện sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa văn hóa và giới trẻ thông qua thông điệp từ sản phẩm quà tặng lưu niệm, đồ trang trí nghệ thuật”.

Đưa ý tưởng ra thị trường

Hiện tại, “Home Art” đã có gian hàng trưng bày sản phẩm với sự hỗ trợ của ĐH Huế và hỗ trợ mặt bằng của UBND phường Thuận Thành (TP. Huế). Đội ngũ dự án “Home Art” lập kế hoạch với quy trình sản xuất đơn giản, tập trung khai thác yếu tố truyền thống kết hợp công nghệ hiện đại, các sản phẩm thiết kế mẫu mã có thể áp dụng công nghệ cao 3D vào chế tác và sản xuất sản phẩm cho ra giá thành sản phẩm cạnh tranh. Ngoài ra, “Home Art” hình thành ý tưởng cung cấp cho mỗi sản phẩm một mã QR code chứa đầy đủ thông tin và câu chuyện của sản phẩm để khách hàng có thể quét mã trực tiếp khi xem hàng.

TS. Hoàng Kim Toản, Trưởng ban Công tác học sinh sinh viên ĐH Huế, Giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo ĐH Huế, nhận xét: “Dự án Home art hướng đến cộng đồng và những hoạt động, có ý nghĩa trong thực tiễn. Các sản phẩm lấy ý tưởng từ danh lam thắng cảnh, câu chuyện văn hóa để mô hình hóa thành những sản phẩm lưu niệm độc đáo. Ưu điểm của nhóm là kết hợp giữa giảng viên và sinh viên cùng thực hiện dự án. ĐH Huế đang hỗ trợ nhóm hình thành doanh nghiệp và đưa ý tưởng ra thị trường”.

Theo anh Trần Quốc Trưởng, nhóm cộng sự với những người yêu nghệ thuật mong muốn xây dựng Home Art trở thành nơi trực tiếp trao đổi các chương trình, workshop nghiên cứu, sáng tác ứng dụng các nội dung nghệ thuật nhằm phát triển các mẫu thiết kế và sản phẩm thể hiện sự sáng tạo, độc đáo.

Bài, ảnh: Phước Ly

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng phụ nữ khởi nghiệp

Đề án "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp" của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Tứ Hạ (TX. Hương Trà) đã giúp nhiều hội viên, phụ nữ mạnh dạn đầu tư khởi nghiệp, biến thử thách thành cơ hội...

Cùng phụ nữ khởi nghiệp
Khởi nghiệp từ nông sản địa phương

Tự tin, năng động và sáng tạo, cô gái 9X Trần Thị Ngọ để lại dấu ấn tích cực với các sản phẩm khởi nghiệp, góp phần thúc đẩy nông sản địa phương và mở ra con đường khởi nghiệp bền vững cho phụ nữ nông thôn.

Khởi nghiệp từ nông sản địa phương
Diễn đàn kết nối trí thức trẻ khởi nghiệp

Ngày 9/11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (KH&KT) tỉnh phối hợp với Tỉnh đoàn tổ chức diễn đàn "Trí thức trẻ khởi nghiệp" với chủ đề "Nơi hội tụ ý tưởng và cơ hội mới". Hơn 100 đoàn viên thanh niên, các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia diễn đàn.

Diễn đàn kết nối trí thức trẻ khởi nghiệp
Kích cầu nguồn lực, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo

Chính sách hỗ trợ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo luôn là đòn bẩy giúp các chủ thể này tạo dựng, hình thành môi trường tốt để sáng tạo ra những ý tưởng mới, sản phẩm mới.

Kích cầu nguồn lực, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo
Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”

Vốn là dân sư phạm nhưng vì đam mê hoa, chị Nguyễn Thị Thanh Lân (Phong Thu, Phong Điền) đã rẽ sang lĩnh vực kinh doanh hoa rồi khởi nghiệp với mô hình mang thương hiệu “Hoa tươi bất tử Cố đô” bước đầu thành công ở quê nhà. Với mô hình này, chị Lân đã tham gia Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Thừa Thiên Huế năm 2024 và được UBND tỉnh tặng bằng khen có sáng kiến ĐMST của thế hệ trẻ.

Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”

TIN MỚI

Return to top