ClockThứ Năm, 15/09/2016 05:56

Lớp học tiếng Anh miễn phí của cô giáo Hòa

TTH - Cứ ba buổi chiều hàng tuần, từ nhà sinh hoạt cộng đồng vẳng ra tiếng học trò đọc, nói... tiếng Anh. Các em bật cười vui vẻ khi được khen hoặc bị cô giáo “chê” một cách dí dỏm... Đó là “bức tranh” lớp học tiếng Anh miễn phí thôn Tiên Nộn (xã Phú Mậu, huyện Phú Vang) của cô giáo Võ Thị Hòa.

Một buổi học tiếng Anh miễn phí tại nhà cộng đồng thôn Tiên Nộn.   

Tấm lòng

Năm 1982, cô Võ Thị Hòa được phân về dạy tại Trường THCS Phú Mậu (lúc này, Trường thuộc Phòng GD & ĐT TP. Huế quản lý). Sau khi chia tách, trường thuộc địa bàn huyện Phú Vang. Tuy nhiên, lúc đó đã bén duyên với một đồng nghiệp nam cùng trường người địa phương, nên cô giáo trẻ không về thành phố mà quyết định “nhận” Tiên Nộn là “quê hương thứ hai”. Sau 35 năm đứng trên bục giảng, tận tụy với bao nhiêu lớp học trò, cách đây hai năm cô Hòa về nghỉ hưu theo chế độ. Tuy đã đến tuổi nghỉ ngơi, nhưng thương những cô cậu học trò quê còn nhiều khó khăn, thiệt thòi, cô giáo Hòa ấp ủ dự định sẽ mở lớp dạy tiếng Anh miễn phí cho học trò tiểu học (khối 3, 4, 5). Nhân lúc thôn Tiên Nộn sửa sang nâng cấp nhà cộng đồng, vợ chồng cô giáo Hòa tình nguyện hiến một khoảnh đất, mở rộng thêm diện tích, với tâm nguyện tạo điều kiện để học trò đến đây học miễn phí.

Được sự đồng thuận của thôn và Hội Khuyến học thôn Tiên Nộn, cô Hòa làm tờ trình và cũng nhận “cái gật đầu” của Hội Khuyến học, UBND xã Phú Mậu. Người giáo viên tâm huyết với học trò làm một tờ trình khác gửi Trường tiểu học Phú Mậu, nhờ nhà trường thông báo cho học sinh về lớp học tiếng Anh miễn phí. Vậy là từ đầu năm 2016, mỗi tuần ba buổi, nhà sinh hoạt cộng đồng thôn Tiên Nộn vẳng tiếng đọc, nói tiếng Anh của khoảng 50 học trò.

Đáng trân trọng

Chưa đầy một năm gắn bó, cô giáo Hòa tường tận hoàn cảnh của các em. Cô bé Thùy Nhi có ba chạy xe ôm, mẹ làm hương nuôi ba đứa con nhỏ, nhà còn khó khăn lắm. Mẹ em Lê Thị Cẩm Vy (lớp 4) thì bị tai biến, ba làm thợ nề, vất vả xoay xở nuôi ba anh em Vy. Ba và mẹ của em Dương Công Tài (lớp 5) mưu sinh bằng nghề chở gas thuê, sửa bếp gas... “Tài bị ngọng phát âm khó, nhưng em học rất chăm. Mình mến phục sự cố gắng của em, càng khâm phục người mẹ. Phụ nữ chân yếu tay mềm nhưng cũng “lăn lưng” đi chở gas, sửa bếp gas, chẳng kém cạnh gì nam giới, vượt qua nhọc nhằn để nuôi các con ăn học. Vì vậy, lúc nào mình cũng nhắc nhở các em cố gắng chăm học, chăm ngoan để không phụ lòng yêu thương của ba mẹ”. Cô Hòa chia sẻ.

Thương học trò khó khăn, cô bỏ tiền túi phô tô bài học, bỏ tiền túi mua dép, mua tất tặng các em. Ban đầu, cô Hòa mang bàn ghế, bảng ở nhà mình đến lớp học. Thời gian sau, cô làm “cầu nối” với nhiều tấm lòng thiện nguyện, trang bị cho lớp học 2 chiếc quạt máy treo tường, bàn ghế chắc chắn hơn và một số sách vở, bút... cho học trò hoàn cảnh. “Học trò tan học ở trường đến đây học ngay có thể đã đói nên từ nay mình sẽ nấu sữa đậu nành tiếp sức cho các em. Làm được chút gì cho các em trong khả năng, mình rất sẵn lòng”, cô giáo Hòa tâm tình. Không phụ tấm lòng của cô nhiều học sinh được cô nâng đỡ đạt điểm cao môn tiếng Anh và đạt học sinh giỏi.

Bài, ảnh: Phạm Thùy Chi

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học được đề cập tại Kết luận số 91- KL/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2024 - 2025 của ngành giáo dục. Chủ trương này được kỳ vọng sẽ tạo chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao năng lực ngoại ngữ cho người Việt. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả sẽ gặp không ít khó khăn.

Để tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học
Sẵn sàng triển khai vắc-xin Rota miễn phí cho trẻ dưới 1 tuổi

Thừa Thiên Huế là một trong hơn 30 tỉnh sẽ triển khai đồng thời cả hai vắc-xin Rotarix và Rotavin trong chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) theo chủ trương của Bộ Y tế. Loại vắc-xin này khá đắt trên thị trường, vì vậy, thông tin này được rất nhiều bà mẹ mong chờ.

Sẵn sàng triển khai vắc-xin Rota miễn phí cho trẻ dưới 1 tuổi
Chuyện nghề của những cô giáo mầm non

Làm cô giáo mầm non, cái nghề “sớm con muộn chồng” ấy trải qua biết bao câu chuyện buồn vui. Thật sự yêu nghề, mến trẻ bằng tất cả cái tâm sáng trong của một người mẹ thì các cô mới có thể làm tròn sứ mệnh của mình.

Chuyện nghề của những cô giáo mầm non
Khi các cô giáo nghỉ hưu

Hoàn thành sứ mệnh "trồng người", các nhà giáo trở về cuộc sống đời thường. Đẹp biết bao, dù ở đâu và làm gì, họ vẫn được mọi người tôn vinh, kính trọng bởi tác phong mô phạm với lối sống giản dị, sáng trong cùng những việc làm, hoạt động có ý nghĩa cao đẹp…

Khi các cô giáo nghỉ hưu

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top