ClockThứ Bảy, 21/03/2020 15:28

Luyện trò đi thi trong mùa dịch

TTH - 8 gương mặt chọn vào vòng 2 đội tuyển quốc gia tham dự các kỳ thi Olympic khu vực và 70 học sinh chuẩn bị cho kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm sau vẫn miệt mài ôn tập. Phương pháp tự học, tự nghiên cứu và học trực tuyến online luôn được các em duy trì.

“Chưa làm cho phụ huynh, học sinh yên tâm thì chưa cho đi học trở lại!”

Thanh An và Thanh Bình đoạt giải nhất môn vật lý quốc gia

Mở đầu câu chuyện, thầy giáo Nguyễn Hữu Thọ, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Quốc Học, thông tin: Chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi cho các cuộc thi quốc gia và khu vực vẫn đang diễn ra đúng kế hoạch. Bởi lẽ, lâu nay phương thức luyện tập của các em chủ yếu là tự đào sâu, nghiên cứu và có sự hỗ trợ của người thầy qua học online. Dẫu khó khăn do dịch bệnh, nhà trường vẫn quyết tâm huy động mọi nguồn lực tạo điều kiện cho đội ngũ học sinh giỏi để các em đạt kết quả tốt nhất trong các kỳ thi tới theo tinh thần Nghị quyết số 54 - NQ/TW của Bộ Chính trị - Quốc Học trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam.

Đội ngũ học sinh giỏi dự thi vòng hai đội tuyển quốc gia tham dự các kỳ thi Olympic khu vực năm nay được đánh giá khá chất lượng và có sức học đồng đều. Ở đội tuyển vật lý, nổi lên là Lê Công Minh Hiếu đã đoạt huy chương đồng Olympic vật lý châu Á, hai anh em sinh đôi là Tống Phước Thanh Bình và Tống Phước Thanh An (giải nhất quốc gia); môn sinh học có em Hồ Viết Đức (giải nhất quốc gia). Các em: Phan Tại Tính Trí (hóa học), Hồ Văn Sơn (tin học), Phạm Văn Long (vật lý), là những học sinh có điểm thi cao trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.

Không phải đến trường, thời điểm này, nhiều em đã chọn cách luyện tập tập trung khi dành 180 phút/lần để luyện đề, xem như mình đang ở trong phòng thi. Chia sẻ về phương pháp học tập trong mùa dịch, em Tống Phước Thanh Bình cho biết: Khi học mà không có thiết bị thí nghiệm, em sẽ ghi lại để giáo viên giải đáp khi đi học trở lại. Đối với môn vật lý, việc tìm kiến thức và những phòng thí nghiệm ảo trên mạng rất quan trọng nên chúng em khai thác tối đa thế mạnh này.

Mong muốn cho học trò trường chuyên vươn xa ra đấu trường quốc tế, cựu học sinh Quốc Học đã dịch nhiều tài liệu mới từ nước ngoài chuyển về để giáo viên truyền đạt kiến thức cho các em. Nhà trường đã đặt những bộ đề từ nước ngoài ở một số bộ môn để các em tham khảo. Đồng thời, nhà trường mời đội ngũ giáo viên dạy giỏi ở các trường đại học trong và ngoài tỉnh kèm cặp các em theo hình thức dạy online. Giáo viên dạy đội tuyển thường xuyên trao đổi với học trò qua mạng xã hội hàng ngày.

Kiến thức rất mênh mông, giáo viên không thể “khoanh vùng” để các em học. Chúng tôi, mỗi người một mảng, cung cấp những kiến thức có tính chuyên sâu nhất cho các em. Điều quan trọng là, phải chuẩn bị tinh thần cho các em, từ kinh nghiệm làm bài, cách xử lý các tình huống phát sinh, các em phải xác định một mình “độc lập tác chiến” để chinh phục đỉnh cao tri thức trong các cuộc thi, thầy giáo Võ Anh Tú, giáo viên dạy bồi dưỡng môn hóa,Trường THPT chuyên Quốc Học Huế cho hay.

Những năm gần đây, tỉnh có chính sách riêng trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Mới đây nhất, mức thưởng của các em cũng được nâng lên, với 52 em đoạt giải quốc gia, số tiền khen thưởng lên gần 1 tỷ đồng... Đã có nhiều nỗ lực để học trò Quốc Học đi xa hơn khi đã huy động nguồn lực xã hội hóa để thực hiện các chính sách đặc thù về chương trình giảng dạy, phương thức tuyển dụng, chính sách thu hút giáo viên; đầu tư nhiều nguồn lực cho cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, ứng dụng công nghệ thông tin kết nối với các trường trung học, đại học danh tiếng trên thế giới…

Điều mà người thầy cần làm lúc này cho các em là khơi gợi niềm đam mê học hỏi, cũng như tạo môi trường và điều kiện tốt nhất để các em phát triển tài năng. Song để mang về cho nền giáo dục nước nhà những tấm huy chương, các em phải trải qua chặng đường dài với nhiều thử thách và giáo viên phải luôn đồng hành, sát cánh cùng các em. Tất cả các em đã sẵn sàng cho kỳ thi khi dịch COVID-19 bị đẩy lùi.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng sức đề kháng mùa dịch

Tăng sức đề kháng nghĩa là tăng khả năng phòng và bảo vệ của cơ thể trước sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh như: vi khuẩn, virus, ký sinh trùng... được gọi là sức đề kháng. Khi sức đề kháng bị suy yếu thì hệ thống miễn dịch cũng bị suy giảm. Tăng cường hệ thống miễn dịch chính là tăng cường sức đề kháng.

Tăng sức đề kháng mùa dịch
Miệt mài sáng tạo trong mùa dịch

Dù đời sống bị ảnh hưởng, công việc bị đình trệ do dịch COVID-19, nhưng các văn nghệ sĩ vẫn tích cực tập luyện, hăng say sáng tác để ra mắt công chúng nhiều tác phẩm mới.

Miệt mài sáng tạo trong mùa dịch
Học sinh khuyết tật gặp rào cản trong mùa dịch

Học sinh khuyết tật học trực tiếp đã khó, học trực tuyến còn khó hơn. Chưa kể, không phải gia đình nào cũng có điều kiện sắm máy tính cho con và cũng không phải em nào cũng học được trực tuyến...

Học sinh khuyết tật gặp rào cản trong mùa dịch
Chuyển hướng kinh doanh trong mùa dịch

Những kỳ Festival đầu tiên tại TP. Huế thường xuyên xuất hiện tình trạng không đủ nơi lưu trú dành cho khách du lịch. Khi ấy các cụm từ như hostel, homestay còn khá xa lạ với cư dân Cố đô. Cùng với sự phát triển chung, người Huế đã dần nắm bắt loại hình kinh doanh này.

Chuyển hướng kinh doanh trong mùa dịch
Return to top