ClockThứ Ba, 22/03/2022 14:55

Tăng sức đề kháng mùa dịch

TTH - Tăng sức đề kháng nghĩa là tăng khả năng phòng và bảo vệ của cơ thể trước sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh như: vi khuẩn, virus, ký sinh trùng... được gọi là sức đề kháng. Khi sức đề kháng bị suy yếu thì hệ thống miễn dịch cũng bị suy giảm. Tăng cường hệ thống miễn dịch chính là tăng cường sức đề kháng.

Tăng cường miễn dịch cho trẻ lúc thời điểm giao mùa

Tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe. Ảnh: MC

Hệ miễn dịch của cơ thể

Cơ thể của chúng ta tạo ra các protein gọi là các kháng thể có nhiệm vụ phá hủy các tế bào bất thường. Chúng giúp cơ thể chống lại các bệnh thông thường như cúm hoặc cảm lạnh và bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nghiêm trọng khác, chẳng hạn như ung thư hoặc bệnh tim.

Đôi khi hệ thống miễn dịch có thể mắc lỗi và xác định một chất là có hại khi thực tế không phải vậy. Khi hệ thống miễn dịch hoạt động để chống lại vật lạ, cơ thể bạn sẽ bị dị ứng. Đôi khi hệ thống miễn dịch bị phá vỡ, có một số bệnh mà chúng ta không thể kiểm soát được. Một số yếu tố khiến hệ thống miễn dịch bị suy yếu đi, lúc này, vi khuẩn, virus, hoặc độc tố có thể xuất hiện khắp cơ thể.

Vậy làm thế nào để tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ thống miễn dịch trong mùa dịch? Không có bất kỳ loại thuốc hoặc chất bổ sung nào có thể giúp bạn tăng cường hệ thống miễn dịch. Các biện pháp sau đây tăng sức đề kháng cho bạn.

Thay đổi lối sống

Thói quen sức khỏe xấu có thể khiến hệ thống miễn dịch của chúng ta hoạt động một cách trì trệ. Trước tiên, bạn cần phải giảm bớt căng thẳng - stress, đó là thay đổi quan trọng nhất có thể thực hiện. Thư giãn bằng cách tập thể dục hàng ngày và kiểm soát căng thẳng. Bên cạnh đó, cần ngủ đủ giấc, ngủ từ 7-8 giờ mỗi đêm để đẩy mạnh hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Tập thể dục

Giúp bạn tăng cường hệ thống miễn dịch. Tập thể dục cũng giúp bạn tăng mức IgA, một loại protein có trong hệ thống miễn dịch để chống lại nhiễm trùng, giúp ngăn chặn các mối đe dọa ra khỏi cơ thể bạn và loại bỏ bất kỳ thứ gì xâm nhập vào cơ thể. Cuối cùng, bạn cần giữ vệ sinh tốt và coi đây như một thói quen.

Tiêm vắc-xin

Hầu hết tất cả người lớn và trẻ em nên tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm phổi và tiêm phòng cúm, đặc biệt là người cao tuổi và bất cứ ai có hệ thống miễn dịch bị suy yếu do một căn bệnh nào đó gây ra, chẳng hạn như HIV, ung thư... Trẻ em và thiếu niên cần tiêm các loại vắc-xin sau: Viêm gan A và B, rotavirus, bạch hầu, uốn ván, ho gà, sởi, quai bị, rubella, varicella, bệnh bại liệt, phế cầu, HPV, viêm màng não, cúm, HIB.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ khuyến cáo tất cả trẻ em lứa tuổi 11-12 cần tiêm một liều vắc-xin phòng bệnh viêm màng não với một liều nhắc lại ở lứa tuổi 16 đến 18 tuổi nếu bạn đang đi du lịch sang các nước có tỷ lệ mắc bệnh viêm màng não cao.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Dinh dưỡng hợp lý là điều cần thiết để hệ thống miễn dịch hoạt động tốt. Một chế độ ăn nhiều calo không chỉ dẫn đến tăng cân mà còn có thể khiến bạn dễ bị nhiễm trùng. Thêm vào đó, thừa cân có liên quan đến một số vấn đề sức khỏe cũng có thể khiến hệ thống miễn dịch của bạn bị suy giảm.

Khi hệ thống miễn dịch bị suy giảm, bạn nên tránh những thứ như rượu và đường. Một chế độ ăn giàu vitamin giúp cơ thể chống oxy hóa, mặt khác, có thể tăng cường sức đề kháng với nhiễm trùng. Bạn nên lựa chọn các loại hoa quả, thực phẩm như: trái cây và rau màu xanh đậm, đỏ, vàng và cam được đóng gói với chất chống oxy hóa, các loại quả mọng, trái cây họ cam quýt, kiwi, táo, nho đỏ, cải xoăn, hành tây, rau bina, khoai lang và cà rốt. Các thực phẩm tăng cường miễn dịch khác bao gồm tỏi tươi, có đặc tính kháng vi-rút và kháng sinh.

Không lạm dụng các chất kích thích

Uống một lượng rượu vừa phải giúp đạt được một số lợi ích nhất định cho sức khỏe, chẳng hạn như giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Đàn ông không nên uống quá hai ly một ngày và phụ nữ không nên uống quá một ly. Nếu uống quá nhiều rượu có thể ức chế chức năng của các tế bào bạch cầu và làm giảm khả năng chống nhiễm trùng của bạn. Sử dụng các chất kích thích, bao gồm cần sa, có tác dụng tương tự đối với các tế bào bạch cầu, làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn.

TS. BS. Nguyễn Đức Hoàng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thể thao thành tích cao cần thêm điều kiện để đột phá

Ngày 15/10, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó nhấn mạnh mục tiêu thể thao Việt Nam đạt vị trí tốp ba Đông Nam Á, tốp 20 châu Á, có huy chương tại Olympic và Paralympic. Theo các chuyên gia, hầu hết các mục tiêu đề ra phù hợp với thực lực của thể thao nước ta, nhưng cần sớm có điều chỉnh, tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, nhất là về kinh phí trong việc huy động nguồn lực đầu tư.

Thể thao thành tích cao cần thêm điều kiện để đột phá
Chuyển đổi để nâng tầm

Thực hiện Quyết định số 2117 ngày 6/8/2024 của UBND tỉnh, Trường trung cấp Thể dục Thể thao được chuyển đổi thành Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh. Mô hình hoạt động mới này nhằm đưa thể thao thành tích cao, các môn thế mạnh của Thừa Thiên Huế phát triển đúng hướng, vươn lên tầm vóc mới.

Chuyển đổi để nâng tầm

TIN MỚI

Return to top