ClockThứ Bảy, 17/11/2018 06:30
20 NĂM XÂY DỰNG TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA:

Nâng chất lượng toàn diện

TTH - Xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, trong đó ưu tiên trường tiểu học là chủ trương lớn của ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), nhằm huy động các nguồn lực để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Bền vững cho giáo dục & đào tạoHương Thủy phấn đấu nâng tỷ lệ trường chuẩn quốc gia lên 90%Thêm phòng mới, trường đẹp cho học sinhTự tin cán đích đạt chuẩn Quốc gia

Học sinh Trường tiểu học Trần Quốc Toản, ngôi trường đạt chuẩn Quốc gia

Những điểm sáng

Nhiều năm nay, chuyện học của con em vùng ven biển, đầm phá ở huyện Phú Vang gặp khó khăn khi đa số người dân làm nông và đi biển xa. Việc vận động học sinh đến trường cũng thật gian nan do nhiều gia đình chưa thật sự quan tâm đến chuyện học của con cái. Chất lượng giáo dục ở bậc tiểu học chưa cao do không đạt các yếu tố như: cơ sở vật chất thiếu thốn, chất lượng giáo viên không đạt chuẩn... Do vậy, đến năm 2015, toàn huyện mới có 15/32 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ thấp so với mặt bằng chung trong toàn tỉnh.

Trưởng phòng GD&ĐT huyện Phú Vang Lê Đình Phong cho biết: Từ năm 2016, bằng phương pháp giao quyền tự chủ về tài chính cho các trường nên đã phát huy được tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của từng đơn vị. Với sự vào cuộc của các cấp và sự ủng hộ của người dân, nhiều trường mở rộng diện tích đất trường học; huy động các nguồn lực, xây dựng thêm nhiều phòng học kiên cố, đầu tư trang thiết bị hiện đại hóa đáp ứng công tác giảng dạy, xây dựng cảnh quan nhà trường xanh - sạch - đẹp. Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng học sinh giỏi đã được đầu tư và có nhiều chuyển biến đáng kể. Đến nay, toàn huyện có đến 25/32 (đạt 78%) trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.

Tại huyện miền núi Nam Đông, khởi đầu với nhiều khó khăn, nhưng sau 20 năm xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, quy mô mạng lưới trường học ở Nam Đông được quy hoạch khang trang, cơ sở vật chất trường, lớp, trang thiết bị dạy học được đầu tư theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giáo viên và học sinh giảng dạy, học tập. Hiện tại, Nam Đông có 10/11 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, trong đó có 3 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

Ông Lê Quang Thẩm, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Nam Đông, chia sẻ: Những năm gần đây, cơ sở vật chất trường, lớp học, trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy và học được các cấp ưu tiên đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại với 100% trường tiểu học có phòng học tổ chức học 2 buổi/ngày và có đủ phòng học bộ môn nghệ thuật, Anh văn, tin học… đáp ứng yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học. Chất lượng đội ngũ giáo viên cũng được nâng lên với 100% đạt chuẩn, trong đó trên chuẩn chiếm gần 84%. Qua 20 năm tổ chức thực hiện, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia từ 8,33% tăng lên 90,9% với 10/11 trường đạt chuẩn, 11/11 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 và toàn huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mức độ 3.

Hành trình 20 năm

Ngay sau khi Quy chế công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia được ban hành vào năm 1997, các cấp ủy và chính quyền trong tỉnh đã đưa nội dung xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia vào trong các nghị quyết, chương trình, kế hoạch để thống nhất, tập trung chỉ đạo thực hiện. Tiểu học là cấp học đầu tiên thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất, tạo tiền đề cho sự phát triển của giáo dục phổ thông. Cơ sở vật chất được kiên cố hóa, thiết bị dạy học ngày càng hiện đại. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ngày càng đảm bảo về chất lượng, hợp lý về cơ cấu… đã tác động tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục.

Tại hội nghị tổng kết 20 năm xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, ông Phan Văn Hải, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học - Sở GD&ĐT cho biết: Giai đoạn 1997-2002, toàn tỉnh có 46 trường đạt chuẩn quốc gia thì đến giai đoạn 2013 - 2018 con số này lên 161 trường (chiếm tỷ lệ 74,9%); trong đó, có 16 trường đạt chuẩn mức độ 2. Xây dựng trường chuẩn là giải pháp tổng thể nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, được toàn ngành và các địa phương quan tâm. Ngành GD&ĐT đã triển khai có hiệu quả việc đổi mới chương trình, phương pháp dạy học. Chất lượng giáo dục toàn diện, mũi nhọn tiếp tục có những chuyển biến rõ nét và vững chắc. Số học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày đến nay đạt tỷ lệ 89,5%.

Công tác xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia hiện vẫn còn những hạn chế. Theo ông Hải, hệ thống cơ sở vật chất tuy có đầu tư nhưng chủ yếu là phòng học. Các phòng chức năng, khuôn viên, tường rào, giếng nước, nhà vệ sinh… vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu quy định. Trang thiết bị phục vụ dạy học còn thiếu, chưa đầy đủ. Công tác sử dụng, quản lý, bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa bảo đảm. Một số trường xây dựng từ lâu đã xuống cấp, khối phòng phục vụ học tập... Nguồn nhân lực đầu tư cho giáo dục chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước và kinh phí các chương trình mục tiêu...

Sau 20 năm xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, giáo dục tiểu học đã có những bước tiến đồng bộ, vững chắc trên tất cả các mặt. Các trường đạt chuẩn quốc gia đã khẳng định được chất lượng giáo dục, tạo được uy tín, niềm tin đối với cấp ủy, chính quyền các cấp, cha mẹ học sinh cũng như trong toàn xã hội.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.

Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

TIN MỚI

Return to top