ClockChủ Nhật, 17/07/2022 14:17

Nhiều thách thức phổ cập giáo dục mầm non với địa bàn vùng khó

Việc phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-4 tuổi đặt ra nhiều thách thức, nhất là đối với địa bàn vùng khó, do cơ sở vật chất, thiết bị dạy học còn thiếu, chưa đảm bảo theo yêu cầu.

Chia sẻ khó khăn với cơ sở giáo dục ngoài công lậpHương Thủy tiến gần đến 100% trường học đạt chuẩn quốc giaHướng dẫn vị trí việc làm, định mức giáo viên trường mầm non công lập

Học sinh Mầm non ở địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

Đề án Phổ cập Giáo dục mầm non (GDMN) cho trẻ em mẫu giáo (3-4 tuổi) và nâng cao chất lượng phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi, đang được Bộ GD&ĐT gấp rút triển khai.

Đề án nhằm nâng cao tỷ lệ trẻ em mầm non được tiếp cận giáo dục; duy trì, nâng cao kết quả đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ em mẫu giáo 5 tuổi.

Nỗ lực huy động trẻ đến trường

Huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) thuộc vùng miền núi, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, nguồn lực đầu tư cho GDMN còn ít so với nhu cầu. Tuy vậy, những năm qua, việc phát triển GDMN đạt được những kết quả tích cực.

Năm học 2021-2022, địa phương có 26 trường mầm non. Toàn huyện có 331 nhóm, lớp với gần 7.600 trẻ; tỷ lệ huy động trẻ đạt 95,55%. 100% trẻ đến trường mầm non được đảm bảo về thể chất và tinh thần, trẻ được ăn bán trú.

Cô Lê Thị Hằng Nga - Hiệu trưởng Trường Mầm non Hướng Việt cho biết, nhà trường có gần 200 cháu, với 14 cán bộ, giáo viên. Việc phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi những năm gần đây luôn đạt tỷ lệ 100%.

Theo cô Nga, để đạt được kết quả nói trên, nhà trường và cán bộ giáo viên đã có nhiều nỗ lực trong việc tuyên truyền, vận động động phụ huynh đưa trẻ đến trường.

Trường Mầm non xã Thuận có 6 điểm trường, gồm một điểm trung tâm và 5 điểm lẻ. Những năm qua, nhà trường đã huy động và tập trung nhiều nguồn lực để duy trì chất lượng phổ cập cho trẻ 5 tuổi. Đối với đề án phổ cập GDMN cho trẻ em mẫu giáo 3-4 tuổi sắp được triển khai, nhà trường cũng đã có những bước chuẩn bị cơ bản.

Nhiều khó khăn về cơ sở vật chất

Theo nhiều giáo viên, khó khăn lớn nhất để triển khai phổ cập cho trẻ mẫu giáo nằm ở điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên còn thiếu. Nhiều địa phương chưa có đủ phòng học cho học sinh.

Cô Phan Thị Mận – Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Thuận cho biết, Phòng GD&ĐT huyện Hướng Hóa đã có những hướng dẫn về đề án phổ cập GDMN cho trẻ em mẫu giáo 3-4 tuổi. Năm qua, tỷ lệ trẻ 3 tuổi đến trường ở địa phương đạt hơn 80%, trẻ 4 tuổi đến trường đạt 85%.

“Khó khăn nhất là cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học chưa được đầy đủ nhằm chăm sóc các cháu. Đối với một số điểm trường, dù có phòng nhưng thiếu điều kiện bán trú nên phải mượn phòng để làm bếp nấu ăn cho học sinh. Hơn nữa, khi triển khai thực hiện đề án phổ cập GDMN cho trẻ em mẫu giáo cũng sẽ thiếu giáo viên”, cô Mận cho biết.

Học sinh mầm non Quảng Trị lắp ghép các mô hình.

Theo Phòng GD&ĐT huyện Hướng Hóa, công tác phổ cập giáo dục cho trẻ mầm non những năm qua được duy trì vững chắc. Đây là cơ sở để thực hiện công tác phổ cập giáo dục trẻ mẫu giáo. Hệ thống mạng lưới trường lớp ổn định phát triển rộng khắp nên đáp ứng cho việc đến trường của trẻ.

Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ và giáo viên đã phát huy vai trò của mình trong công tác phổ cập, xác định rõ là một trong những nhiệm vụ cơ bản của nhà trường và của mỗi cán bộ giáo viên. Đây là những điều kiện thuận lợi để triển khai phổ cập giáo dục trên địa bàn.

Tuy nhiên, việc phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo (3-4 tuổi) gặp phải một số khó khăn do địa bàn trải rộng, nhiều điểm trường lẻ số trẻ ít nên khó khăn trong bố trí giáo viên đứng lớp; định biên giáo viên/lớp chưa đảm bảo; cơ sở vật chất thiết bị dạy học thiếu.

Theo bà Võ Thị Loan – Phó trưởng Phòng Giáo dục Tiểu học - Giáo dục Mầm non (Sở GD&ĐT Quảng Trị), sau khi có chủ trương của Bộ GD&ĐT về đề án phổ cập GDMN cho trẻ 3-4 tuổi, ngành giáo dục Quảng Trị đã nắm bắt và có những bước chuẩn bị. Trong các hướng dẫn nhiệm vụ năm học, các hội nghị, Sở GD&ĐT đều chỉ đạo các đơn vị, các cơ sở giáo dục mầm non chuẩn bị điều kiện để tiến tới thực hiện phổ cập cho trẻ dưới 5 tuổi.

Những năm qua, ngành đã thực hiện tốt việc phổ cập cho trẻ 5 tuổi, nên tới đây phổ cập cho trẻ dưới 5 tuổi cũng dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, công tác truyền thông đã được thực hiện tốt.

Theo giaoducthoidai.vn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp

Mô hình Hội đồng giáo dục nghề nghiệp (GDNN) cấp tỉnh ra đời mới đây được kỳ vọng là “lời giải” cho bài toán tuyển sinh - tuyển dụng, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động (LĐ).

Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp
"Trồng" những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện

Rèn luyện đảm bảo sức khỏe, nâng cao thể lực cho học sinh là “khâu” quan trọng, hiệu quả trong nâng cao chất lượng dạy và học của ngành giáo dục & đào tạo (GD&ĐT) huyện Phú Vang; “trồng” những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện, để sau này các em tiếp bước xây dựng quê hương.

Trồng những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện
Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học

Những năm gần đây, học sinh các cấp trên địa bàn Phú Vang ngày càng đạt nhiều giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, Quốc gia. Riêng tại kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 THCS cấp tỉnh năm học 2023-2024 mới đây, học sinh Phú Vang đoạt gần 40 giải. Đó là nỗ lực và kết quả của quá trình vượt lên nhiều khó khăn, bền bỉ nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò huyện Phú Vang.

Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

TIN MỚI

Return to top